Khám phá

Những bí mật còn ẩn giấu trong lăng mộ Pharaoh (Kỳ 1)

Pharaoh – các vị vua cai trị Ai Cập cổ đại trước khi chết đã xây dựng những lăng mộ vĩ đại. Cho tới ngày nay, việc khám phá những bí ẩn trong những lăng mộ này còn là câu hỏi cần lời giải đáp.

Những điều kỳ diệu bên trong kim tự tháp Ai Cập / Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập

Kỳ 1: Những cái bẫy trong lăng mộ

Bẫy lời nguyền

Những bí mật còn ẩn giấu trong lăng mộ Pharaoh (Kỳ 1) ảnh 1

Lăng mộ của các Pharaoh vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn

“Lời nguyền” được xem là cạm bẫy thường xuất hiện nhất trong các lăng mộ của vua Ai Cập. Mặc dù cho tới nay vẫn chưa ai khẳng định chính xác những cái chết do lời nguyền nhưng có những sự việc diễn ra khiến người ta không thể giải thích nổi.

Vua Tut, vị vua trẻ tuổi nhất Ai Cập trước khi qua đời đã có một lời nguyên đáng sợ cho bất cứ kẻ nào dám phạm đến “giấc ngủ” của mình rằng: "Bất kì kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ trói cổ hắn như trói cổ một con chim".

Bẫy rắn độc

Rắn độc là một trong những loại bẫy được sử dụng trong lăng mộ của các pharaoh. Chúng là những con rắn cực độc - thường là rắn hổ mang - với vết mổ chết người. Người Ai Cập cổ đại nói rằng, rắn hổ mang là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ pharaoh. Chúng được huấn luyện sẽ xuất hiện và tấn công bất kỳ người nào xuất hiện.

Người Ai Cập cổ thường sử dụng hàng chục đến hàng trăm con rắn kịch độc để "canh gác" giấc ngủ của các vị pharaoh.

 

Những bí mật còn ẩn giấu trong lăng mộ Pharaoh (Kỳ 1) ảnh 2

Bẫy chất độc

Rất nhiều người thám hiểm, kể cả các nhà khoa học sau khi nghiên cứu dưới lăng mộ các Pharaong trở về đều đột nhiên tử vong.

Những bí mật còn ẩn giấu trong lăng mộ Pharaoh (Kỳ 1) ảnh 3

Những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng một loại chất độc rải trên sàn nhà, một loại bụi kim loại sắc nhọn được gọi là bột hematite. Kẻ nào hít phải bột này sẽ bị bào mòn, cơ thể chết từ từ trong đau đớn. Năm 2001, tiến sĩ Zahi Hawass - một nhà khảo cổ học tại Ai Cập - đã trải nghiệm điều này. Khi khám phá một lăng mộ tại ốc đảo Baharia, ông và cộng sự đã buộc phải rút lui sau khi nhìn thấy các cổ vật bị chôn lấp sau một lớp hematite dày khoảng 20cm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm