Những bức ảnh động vật hài hước nhất năm 2019
Ảnh động vật: Rợn người rắn cạp nong quyết chiến / Ảnh động vật: Rắn khiêu vũ trước khi giao phối
Bức ảnh “Chụp lấy…!” của nhiếp ảnh gia Sarah Skinner đã giành giải cao nhất của cuộc thi Comedy Wildlife Photography 2019. “Tôi rất vui vì con sư tử cái này vẫn tiếp tục sống ở trong đàn”, cô Skinner nói. “Tôi chỉ có thể hy vọng và khuyến khích mọi người cùng nhau tham gia bảo tồn tất cả các loài động vật hoang dã để các thế hệ tương lai có thể nhìn thấy chúng”. Ảnh: Sarah Skinner.
Thế giới động vật rất nguy hiểm. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Tilakraj Nagaraj cho thấy một con cò đứng “sai” phía của một con tê giác. Mặc dù chúng ta có thể cảm thấy đồng cảm với sự xui xẻo con cò này, không thể phủ nhận rằng các loài tê giác ở châu Phi và châu Á phải đối mặt với các mối đe dọa như săn trộm và mất môi trường sống. Ảnh: Tilakraj Nagaraj.
Bức ảnh những con chim Croatia đầy màu sắc với tiêu đề “Gia đình bất hòa” này đã giúp nhiếp ảnh gia Vlado Pirsa giành giải thuộc hạng mục các sinh vật trên không. Ảnh: Vlado Pirsa.
Con rái cá Alaska này đã giúp nhiếp ảnh gia Harry Walker giành được giải thưởng bức ảnh được bầu chọn nhiều nhất và giải thưởng thuộc hạng mục sinh vật dưới nước. Ngoài ra, bức ảnh này còn được in trên trang bìa sách thường niên của giải thưởng Comedy Wildlife Photography. Cuộc thi sử dụng những bức ảnh hài hước để làm nổi bật việc bảo tồn động vật hoang dã theo cách tích cực. Ảnh: Harry Walker.
Một con sóc đỏ khiến cánh hoa bồ công anh bay lên trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia Thụy Điển Geert Weggen. Ảnh: Geert Weggen.
Một con khỉ tuyết vừa tắm vừa trầm ngâm trong bức ảnh của Txema Garcia Laseca có tiêu đề “Tồn tại hay không tồn tại?”. Có lẽ chú khỉ này đang suy nghĩ lvề việc nó không muốn rời khỏi dòng nước ấm áp vì nhiệt độ đóng băng bên ngoài. Ảnh: Txema Garcia Laseca.
Bức ảnh “Lướt sóng theo phong cách Nam Đại Tây Dương!” của nhiếp ảnh gia người Đức Elmar Weiss tại giải thưởng Comedy Wildlife Photography 2019. Trong ảnh là một chú chim cánh cụt Gentoo đang lướt sóng. Ảnh: Elmar Weiss.
Bức ảnh “Nai ư? Nai nào cơ?” của nhiếp ảnh gia người Anh Mike Rowe đã được khen ngợi khi tham gia giải thưởng Comedy Wildlife Photography năm 2019. “Khi đang chụp tuyến đường Red Deer ở Công viên Richmond, tôi thấy con nai này được bao phủ trong những cây dương xỉ và cỏ. Không khó thấy những con nai chui vào những bụi dương xỉ, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy một con nai bị che lấp bởi dương xỉ như vậy”, ông Rowe nói. Ảnh: Mike Rowe.
Bạn bè chạm ngực hay hai kẻ thù khác loài? Bức ảnh về cuộc trao đổi gây tranh cãi này được công nhận là một trong mười một bức ảnh được đánh giá cao. Cuộc thi Comedy Wildlife Photography năm nay đã thu hút được 4.000 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia đến từ 68 quốc gia khác nhau khiến cho việc cạnh tranh giải thưởng vô cùng khốc liệt. Ảnh: Thomas Mangelsen.
Nhiếp ảnh gia Alastair Marsh đã chụp được khoảnh khắc “bất hòa” giữa hai con cáo này. Cáo đỏ là loại cáo lớn nhất và chúng là những sinh vật có khả năng thích nghi cao. Đó là một phần lý do con người cho rằng chúng rất xảo quyệt. Ảnh: Alastair Marsh.
Trong Công viên quốc gia Gombe Stream, một con tinh tinh mười tháng tuổi tên Gombe đang tận hưởng giây phút thư giãn bên mẹ. Tinh tinh phải đối mặt với những nguy cơ như bị hủy hoại môi trường sống, buôn bán thịt thú rừng bất hợp pháp và bị bán làm thú cưng. Ảnh: Thomas D. Mangelsen.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?