Những bức ảnh hiếm cách đây 170 năm hé lộ lí do khó đỡ vì sao người xưa không mỉm cười khi chụp hình
Loạt ảnh kinh ngạc về UFO do tàu ngầm Mỹ chụp được / Hình ảnh mới nhất hàng ngàn cung điện của người Maya ở Guatemala
Những bức hình đầu tiên được chụp trên thế giới đã diễn ra cách đây gần 200 năm, từ khoảng nửa sau thế kỉ 19. Và có thể bạn hơi ngạc nhiên khi biết rằng, vào thời bình minh của nhiếp ảnh thì mọi người hầu như không hé môi cười khi chụp ảnh. Việc này được cho là không phù hợp, ngay cả trong những dịp hạnh phúc nhất như tiệc chúc mừng hay đám cưới.
Đến tận đầu thế kỉ 20 thì những bức ảnh cưới "nghiêm túc" như thế này cũng còn rất phổ biến (Ảnh: F.J. Mortimer/Getty Images)
3 giả thiết về việc người xưa không thích cười khi chụp hình
Thứ nhất, vào trước những năm 1850, được chụp hình đã là một trải nghiệm xa xỉ, đời người chẳng biết có mấy lần. Vậy nên người ta muốn mỗi tấm hình của mình giống như một bức vẽ chân dung. Nó có giá trị kỉ niệm lớn lao hơn để lồng khung treo lên tường hơn là để lưu lại những khoảnh khắc độc đáo như chúng ta hiện nay.
Thứ hai và khó đỡ hơn, mọi người ngại cười vì họ không thích khoe răng miệng cho lắm! Một văn thư của tác giảJean-Baptiste De La Salle viết về quy tắc ứng xử văn minh của giáo dân vào năm 1703 có đoạn: "Một số người thường xuyên cong môi quá đà nên răng của họ lộ hết ra ngoài. Điều này là không đứng đắn, bởi Mẹ thiên nhiên sinh ra con người với đôi môi là để che hàm răng lại".
Dù không nhắc trực tiếp đến việc chụp hình, nhưng quan điểm trên đã cho thấy ở xã hội Âu Mỹ cách đây gần 200 năm, bất kì ai cũng có thể bị đánh giá nếu như lỡ... cười quá nhiều.
Ở Scotland năm 1860 (Ảnh: Hulton Archive/Getty Images)
Bên cạnh lí do về phong cách và văn hóa, điều quan trọng hơn ngăn cản người xưa mỉm cười khi chụp ảnh lại là yếu tố kĩ thuật. Các máy ảnh thời kì nguyên thủy có thời gian phơi sáng rất lâu. Theo trang Peta Pixel, kĩ thuật chụp daguerreotype lúc bấy giờ cần đối tượng chụp ảnh giữ nguyên nét mặt trong vòng từ 60 đến 90 giây.
Có lẽ khi biết sự thật này, hầu hết mọi người không còn đủ vui để cười nữa. Với số ít vẫn dư năng lượng, họ liền bị phó nháy nhắc nhở để buổi chụp hình được diễn ra trơn tru hơn. Bạn biết đó, thời ấy số lần chụp có hạn nên không "liều" được đâu!
Ảnh chân dung một bé gái 4 tuổi (Nguồn: Imagno/Getty Images)
"Bức ảnh mỉm cười đầu tiên trên thế giới"
Dù có nhiều hạn chế ngăn người xưa mỉm cười khi chụp ảnh, nhưng khó khăn nào rồi cũng sẽ có cách để vượt qua. Một trong những ngoại lệ đầu tiên chính là bức ảnh có tên "Willy", chụp vào năm 1853.
Khác với những bức ảnh cùng thời, nhân vật Willy trong ảnh toát lên thần thái tự nhiên, thoải mái, không cứng nhắc hay phải nhìn thẳng vào ống kính. Ngược lại, cậu nghiêng người, ánh mắt hướng xuống và thoáng nở nụ cười rất nhẹ.
"Willy" - bức ảnh mỉm cười nổi tiếng đầu tiên trên thế giới, chụp năm 1853.
Willy là tên thân mật củaWilliam Mansel Llewelyn, tròn 15 tuổi khi chụp bức hình trên. Cậu là con trai củaJohn Dillwyn Llewelyn - nhiếp ảnh gia thế hệ đầu tiên của xứ Wales đồng thời là một nhà thực vật học danh tiếng.
Theo trang tin Wales Online, nhiếp ảnh là niềm đam mê cháy bỏng của cả nhàDillwyn. Kỳ thực, bức ảnh "Willy" cũng do dì ruột của cậu - Mary Dillwyn bấm máy. Mary được cho là một trong những nữ nhiếp ảnh gia đầu tiên của xứ Wales cũng như trên toàn thế giới.
Do "nhà có điều kiện" nên cả người mẫu Willy lẫn dì Mary phó nháy đều quen thuộc với việc chụp hình. Từ đó mà họ tự nhiên, thoải mái thể hiện cảm xúc của mình trước ống kính hơn. Chắc là trong một khoảnh khắc vui vẻ, Willy đã nở nụ cười tự nhiên đi thẳng vào lịch sử nhiếp ảnh như vậy!
Hơn nữa, dì Mary lúc bấy giờ cũng đang dùng thử nhiều loại công nghệ chụp ảnh mới, với các loại máy nhỏ gọn, dễ sử dụng và có thời gian phơi sáng ngắn hơn. Kết quả là những bức ảnh được gia đìnhDillwyn chụp ở xứ Wales đã tách biệt hẳn so với những tác phẩm khác của châu Âu.
Lần lượt những tấm hình mà nữ nhiếp ảnh gia MaryDillwyn cho ra đời - từ phong cảnh đến chân dung - đều rất sống động, gần gũi và có giá trị vượt thời gian. Ngày nay, nguyên bản những bức hình này vẫn còn được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia xứ Wales, khiến du khách trầm trồ tán thưởng dù đã gần 170 năm trôi qua.
Bà Vivian và bé gái Ernest, trẻ em dường như thường mỉm cười hơn trong ảnh chụp của Mary Dillwyn
Willy và chú chó Mustard (Ảnh của Mary Dillwyn)
Bên cạnh Mary Dillwyn, một số nhiếp ảnh gia khác vào thập niên 50-60 thế kỉ 19 đã dần sáng tạo và tiếp cận được công nghệ nhiếp ảnh tiên tiến hơn, thời gian phơi sáng ngày càng được thu ngắn. Việc chụp hình sau mấy chục năm cũng trở nên phổ biến chứ không còn quá hiếm như trước nữa.
Những yếu tố này đã cho ra đời nhiều bức ảnh mỉm cười đầu tiên trên thế giới. Dù vậy, "Willy" vẫn là tấm nổi tiếng nhất, bởi đây là một bức hình đẹp, được xứ Wales hết mực trân trọng cũng như các chi tiết hậu trường đằng sau bức ảnh đã được nhiều người biết tới.
Nhóm trí thức ở Oslo, Na Uy năm 1850. Chỉ có 1 người cười toe toét thôi.
Ảnh tự chụp của Isaac Wallace Baker năm 1853
Ảnh chụp năm 1860
Sau khi bức ảnh "Willy mỉm cười" ra đời ngót nghét 50 năm, bước vào thế kỉ 20, hãng Kodak đã giới thiệu dòng máy Brownie. Chính Brownie đã thúc đẩy việc chụp ảnh trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn nữa. Sở hữu tốc độ màn trập chưa tới 1 giây, Kodak đã mạnh dạn quảng cáo tính năng "Snapshot" (ảnh chụp nhanh) của máy ảnh Brownie.
Chiến dịch marketing lớn được tung ra với những người mẫu cười toe toét liên tục mà Brownie vẫn bắt kịp ngon ơ, gửi thông điệp đến người tiêu dùng rằng: “You Press the Button, we do the Rest" (Bạn chỉ cần ấn nút chụp và chiếc máy sẽ lo phần còn lại).
Ít lâu sau, Kodak còn đưa ra khái niệm "Kodak Moment" - Những khoảng khắc Kodak. Chính từ lúc ấy, họ không chỉ bán đi chiếc máy chụp hình mà còn đem tới cho người dùng sự trải nghiệm, cảm xúc và cả phong cách sống đầy mới mẻ. Ý tưởng tuyệt vời này đã giúp Kodak thành công lớn suốt một thời gian rất dài.
Song song đó, những bức ảnh tươi cười rạng rỡ cũng dần chiếm lĩnh cả thế giới. Đến nay, như một thói quen, tất cả chúng ta đều từng có lần "auto mỉm cười" khi nhìn thấy máy ảnh - điều trái ngược hoàn toàn so với thời kì hồng hoang của làng nhiếp ảnh chân dung đã lùi vào dĩ vãng hơn 200 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người phụ nữ béo nhất thế giới với cân nặng 353kg hiện tại ra sao sau khi giảm được 200kg?
CLIP: Màn săn mồi tinh vi, cá sấu bắt gọn kền kền nhờ kỹ năng ngụy trang điêu luyện
Vén màn nguồn gốc lâu đời của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam, thủy tổ là nhân vật ít ai ngờ đến
Ngôi làng Việt Nam nổi tiếng nức danh toàn cầu, có vị trí độc lạ giữa di sản thiên nhiên thế giới
CLIP: Sư tử "thần tốc" bắt gọn kền kền trong chớp mắt
Tiết lộ khó tin về dòng họ Lý: Ông thủy tổ là thần tướng của vua Hùng, được Tần Thủy Hoàng nể phục