Những cái nhất 'cực chất' của các ông hoàng bà chúa Trung Quốc
Đều là những ông hoàng bà chúa của Trung Quốc những mỗi người lại có một cái "nhất" riêng để khiến người đời sau này vẫn nhớ về.
Võ Tắc Thiên
Là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong Trung Quốc. Đây là hoàng đế Trung Quốc lớn tuổi nhất này lên ngôi báu khi 66 tuổi và đổi quốc hiệu thành Chu vào năm 690.
Hoàng đế Lưu Long
Hán Thương Đế Lưu Long, sinh năm 105 của nhà Hán là hoàng đế Trung Quốc có tuổi thọ thấp nhất khi qua đời năm 2 tuổi.
Tần Thủy Hoàng
Là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc từ năm 221 - 210 TCN, có công thống nhất đất nước nhờ chính sách xâm lược và cai trị tàn bạo. Nhiều sử sách ghi nhận rằng, ông là người độc ác, hay nổi nóng và tàn sát người dân của mình.
Tống Cung Đế
Là vị hoàng đế trải qua nhiều biến cố, thăng trầm nhất Trung Quốc. Theo đó, Tống Cung Đế lên cầm quyền từ năm 1127-1279. Sau đó, Tống Cung Đế bị quân đội nhà Nguyên bắt và giam cầm. Cuối cùng, Tống Cung Đế bị đưa đến Tây Tạng sống và buộc phải cắt tóc đi tu. Trong nửa đời còn lại ở nơi xứ người, Tống Cung Đế đã làm nhiều thơ văn cũng như dịch sách kinh của Phật giáo Tây Tạng thành tiếng Trung Quốc để truyền bá cho người dân.
Tùy Văn Đế
Hoàng đế có ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc – Tùy Văn Đế. Vị hoàng đế này đã sáng lập ra cơ cấu trung ương gồm tam tỉnh, lục bộ, sửa đổi luật pháp, cải cách hệ thống tiền tệ... Nền tảng chính trị - kinh tế này được duy trì trong nhiều thế kỷ, khiến Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất. Với những công lao to lớn này, học giả Mỹ Michael H. Hart đã đánh giá Tùy Văn Đế nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử.
Tống Huy Tông
Là hoàng đế nổi tiếng của triều đại Bắc Tống trong Trung Hoa với tài vẽ tranh và thư pháp. Trong đó, tác phẩm nổi bật nhất của Tống Huy Tông là khi ông ngự bút "Lạp Mai Sơn Cầm" vẽ trên lụa thô. Các đối tượng trong tranh của Tống Huy Tông thường là cỏ cây hoa lá và chim muông.
Hoàng đế Hy Tông
Hoàng đế Hy Tông (1605-1627) của nhà Minh không được đánh giá cao ở lĩnh vực trị vì đất nước nhưng lại là một thợ mộc xuất sắc. Vị hoàng đế này đã xây dựng mô hình mẫu Cung Càn Thanh.
Hoàng đế Chu Ôn
(852-912) được đánh giá là ông hoàng hoang dâm vô độ nhất trong Trung Quốc khi có đời sống tình dục quái đản. Thậm chí, hoàng đế Chu Ôn còn "mây mưa" với cả con dâu.
Minh Thần Tông
Là hoàng đế thứ 14 của nhà Minh, được đánh giá là hoàng đế "lười" nhất khi cầm quyền 48 năm nhưng từ chối lên triều để điều hành công việc chính sự của đất nước trong 28 năm.
Hoàng đế Càn Long
Là hoàng đế sống thọ và cầm quyền lâu nhất Trung Quốc. Ông cầm quyền trong 60 năm và qua đời ở tuổi 89.
Vua đa tình nhất - Tấn Vũ Đế
Lịch sử Trung Quốc - Tấn Vũ Đế (236 - 290). Là Hoàng đế đầu tiên của nhà Tây Tấn, Tấn Vũ Đế được cho là có hậu cung hùng hậu lên đến 10.000 phi tần. Theo đó, ông hoàng này đã ban sắc lệnh cấm dân chúng kết hôn trong nhiều năm để tuyển chọn cho hậu cung của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi