Những cặp võ công cực xung khắc, thậm chí "luyện chung là chết" trong truyện Kim Dung
Độc cô cửu kiếm hay Lục mạch thần kiếm là tuyệt học mạnh nhất trong tiểu thuyết Kim Dung? / Những tuyệt kỹ uy lực kinh thiên nhưng ít người muốn sở hữu trong tiểu thuyết Kim Dung
Võ học trong tiểu thuyết Kim Dung vô cùng đa dạng, mạnh có yếu có, tương sinh có tương khắc cũng có. Nếu như 1 người luyện 2 môn võ công tương khắc nhau, nhẹ thì công lực đại giảm, nặng thì trọng thương thậm chí bỏ mạng cũng không chừng; còn nếu 2 người luyện 2 môn võ công tương khắc và chiến đấu với nhau mà đôi bên ngang ngửa công lực thì bên bị khắc 100 là hát bài "khó" của Nam Cường. Vậy trong 1 bộ tiểu tuyết của Kim lão tiên sinh, có bao nhiêu môn võ công xung khắc nhau?
Có rất nhiều loại võ công xung khắc nhau trong truyện Kim Dung
Hàn Băng Chân Khí và Hấp Tinh Đại Pháp
Nói là Hàn Băng Chân Khí khắc Hấp Tinh Đại Pháp có thể đúng cũng có thể không đúng. Đúng ở đây chính là việc Tả Lãnh Thiền - chương môn phái Tung Sơn đã dùng công phu này để đánh bại Ngậm Nhã Hành; tuy nhiên không đúng ở đây là ngoài cao nhân họ Tả ra thì không ai biết cách dùng nội lực âm hàn để áp chế Hấp Tinh Đại Pháp.
Nhiều người nói rằng những ai có nội lực âm hàn trong người thì Hấp Tinh Đại Pháp không thể hút được, điều này là hoàn toàn sai. Kim Dung mô tả rằng khi hai người Tả - Nhậm tỉ đấu với nhau, Tả Lãnh Thiền ngưng tụ giấu đi chân khí khiến cho Nhậm Ngã Hành hút mãi không được. Sau đó, gã bắt đầu tương kế tựu kế, trút nội lực vào 2 ngón tay cho đối thủ hút lấy, thậm chí còn tự mình thúc đẩy nội lực sang phía họ Nhậm rất gấp.
Nguyên nội lực của hai người không hơn kém nhau là mấy nhưng khi bị Tả Lãnh Thiền trút nội lực âm hàn đến cực điểm sang người, Nhậm Ngã Hành bỗng toàn thân đông cứng. Có thể thấy trong cuộc đấu này, Tả Lãnh Thiền đã dùng mưu để thủ thắng chứ nếu không, dù có âm nữa, hàn nữa thì hấp Tinh Đại Pháp cũng chẳng ngán gì.
- Video: Hấp tinh đại pháp đấu Hàn băng chưởng.
Kim Ô Đao Pháp và Tuyết Sơn Kiếm Pháp
Chưởng môn Tuyết Sơn Bạch Tự Tại và Sử Tiểu Thúy là một cặp vợ chồng võ công cao cường nhưng cả hai đều kiêu ngạo. Sử Tiểu Thúy bỏ đi vì Bạch Tự Tại ghen tuông quá đáng với Đinh Bất Tứ, người tình cũ của bà ta. Sau đó, Sử Tiểu Thúy đã tự mình nghiền ngẫm, sáng tạo nên môn võ công có tên Kim Ô Đao Pháp, ngụ ý rằng khi mặt trời lên thì tuyết sẽ tan.
Mấu chốt của Kim Ô Đao Pháp là người luyện phải có nội công thâm hậu, nếu không thì sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Tuyết Sơn Kiếm Pháp có 72 chiêu thì Kim Ô Đao Pháp có tới 73 chiêu, kẻ địch sử ra bất kỳ 1 chiêu nào trong Kiếm Pháp thì sẽ luôn sẵn sàng có 1 chiêu trong Đao Pháp để áp chế. Dù cho truyền nhân của Sử Tiểu Thúy là Cẩu Tạp Chủng đã đánh bạo được truyền nhân của Bạch Tự Tại - Bạch Vạn Kiếm nhưng để đánh giá môn võ nào mạnh hơn thì thật khó nói.
Ngọc Nữ Tâm Kinh và Toàn Chân Kiếm Pháp
Lâm Triều Anh là nhân vật kiệt xuất trong võ lâm, thân thế vô cùng đặc biệt, văn võ toàn tài, phiêu dật tuyệt luân, tuy không phải là thần tiên, song cũng là nhân kiệt trăm năm mới có. Nàng vốn có tình ý, muốn sau này kết phu thê với Vương Trùng Dương, nhưng vì sự nghiệp chống giặc chưa thành nên Vương Trùng Dương dù biết vẫn cố né tránh chuyện này, khiến cho Lâm Triều Anh đau khổ, hẹn tỷ võ trên núi Chung Nam. Sau khi thua cược, Vương Trùng Dương đã dọn ra ngoài cho Lâm Triều Anh ở Cổ mộ, còn ông thì xuất gia dựng một đạo quán ở bên cạnh nàng, đạo quán ấy là tiền thân của cung Trùng Dương, thuộc Toàn Chân giáo sau này.
Sau khi vào cư trú ở Cổ Mộ, Lâm Triều Anh tìm hiểu một số môn võ công mà Vương Trùng Dương khắc họa ở đây, rồi nghiền ngẫm sáng chế cách khắc chế môn võ công đó viết nên bộ Ngọc Nữ Tâm Kinh. Môn võ công này, chiêu thức nào cũng áp đảo chiêu thức của phái Toàn Chân, bước nào cũng đối đầu và chiếm tiên cơ, Toàn Chân kiếm pháp bất kể biến hóa cách nào, cũng không thoát nổi sự chế ngự. Sau này, khi Tiểu Long Nữ dù đang bị thương nhưng chỉ vài chiêu đã đẩy lùi Lý Mạc Sầu. Dương Quá chỉ một mình đã có thể đánh bại Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính bắt ép hai người lập ra lời thề.
Để luyện thành Ngọc Nữ Tâm Kinh thì cần phải trải qua ba giai đoạn:
Thứ nhất phải luyện hết võ công của phái Cổ Mộ.
Thứ hai phải luyện được võ công Toàn Chân Giáo (chủ yếu là Toàn Chân Kiếm Pháp).
Thứ ba mới bắt đầu luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh.
Sau lần Hoa Sơn luận kiếm lần đầu, Vương Trùng Dương trở thành thiên hạ đệ nhất, sở hữu Cửu Âm Chân Kinh, ông xem qua và dựa vào đó nghĩ ra cách hóa giải được Ngọc Nữ Tâm Kinh nên đã đem bí kíp này khắc trong mộ để hậu nhân của phái Cổ Mộ biết được. Có điều là Vương Trùng Dương cho rằng, Ngọc nữ tâm kinh là do Lâm Triều Anh tự sáng tạo ra, còn mình thì phải dựa vào di thư của người khác, so ra kém một bậc, nên sau đó ông ta tự khiêm nhường, thường dặn đệ tử phải theo cái đạo nghiêm khắc với mình, nhường nhịn người khác, nhận phần thiệt thòi.
Viêm Viêm Công và Hàn Ý Miên Chưởng
Viêm Viêm Công là một môn nội công cao thâm chí dương cương mãnh, đây là môn võ công duy nhất Tạ Yên Khách truyền cho Thạch Phá Thiên nhằm làm cho nội công chí hàn trong người cậu xung đột với nội công chí dương của Viêm Viêm Công mà tử vong. Như thế sẽ vẹn cả đôi đường, không hề trái với lời thề của lão.
Nhờ ngộ tính khá cao nên chỉ một thời gian ngắn, Thạch Phá Thiên đã luyện xong Viêm Viêm Công lên mức đại thành và đúng như dự tính, chàng liên tục hôn mê, lúc nóng lúc lạnh, huyết dịch trong người tưởng như ngưng lại, tiên lượng mất mạng. Thật may nhờ tài y thuật của Bối Hải Thạch kèm nhát đánh cực mạnh trúng huyệt Đản Trung của Triển Phi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Nhà tiên tri mù Baba Vanga dự đoán “thảm họa hủy diệt thế giới” vào năm 2025, giống dự đoán của bậc thầy chiêm tinh người Pháp
Sông Amazon đáng sợ đến mức nào mà ngay cả người dân địa phương cũng không dám bơi dưới sông?
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc