Những cây cầu dài nhất thế giới ở Trung Quốc
Trong Tam Quốc, chỉ 3 người hết lòng vì Hán thất: Không phải Lưu Bị, Tào Tháo, đó là ai? / Bậc nhất dũng tướng Tam Quốc: Quan Vũ thừa nhận kém xa, 'soi' hành động của Tào Tháo
Những cây cầu dài nhất thế giới này có chiều dài tới hàng chục hàng trăm km, khiến người xem có cảm giác chúng dài vô tận và không hề có điểm dừng, là những tác phẩm xây dựng vô cùng kì diệu của con người.
1. Cầu dài nhất thế giới: Đan Dương - Côn Sơn
Khi khánh thành vào tháng 6/2011, cầu Đan Dương - Côn Sơn được xếp hạng cầu dài nhất thế giới: 164,8km, xa hơn khoảng cách giữa New York và Philadelphia. Cầu nằm giữa Thượng Hải và Nam Kinh tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc. Cầu được hoàn thành vào năm 2010 và mở cửa vào năm 2011. Trong quá trình xây dựng đã sử dụng 10.000 nhân lực, thời gian xây dựng 4 năm với chi phí khoảng 8,5 tỷ USD.
Đây là cầu dành cho đường sắt, do vậy ngồi trên tàu là cách duy nhất để trải nghiệm. Cũng may là tàu chạy với vận tốc 300km/giờ, nên chuyến đi chỉ mất hơn 5 giờ thay vì 10 giờ đồng hồ như trước đây.
2. Cầu Thiên Tân
Với chiều dài 113km. Cây cầu được hoàn thành từ năm 2010, nhưng phải đến năm 2011 mới bắt đầu được khai thác và nó cũng nằm trong hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc.
3. Cầu Vị Nam Vị HàNằm trên tuyến đường sắt Trịnh Châu – Tây An. Được hoàn thành vào năm 2010, đây là cây cầu dài nhất thế giới vào thời điểm đó. Tổng chiều dài của cây cầu là 79.7km.
4. Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma CaoLà cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc, nối 3 thành phố Hong Kong, Ma cao và Chu Hải. Cây cầu này được khánh thành vào năm 2018, sau 9 năm xây dựng và đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa 3 địa điểm xuống còn một giờ đồng hồ.
Tổng chiều dài của cầu là 55km, gồm 3 cây cầu cáp treo, 2 đảo nhân tạo với diện tích rộng 100.000 m2 mỗi đảo và 1 đường hầm biển dài 6,7 km. Siêu công trình này có khả năng chịu được động đất 8 độ richter, những cơn bão lớn lên đến cấp 16 và thậm chí nó vẫn đứng vững dù bị một tàu hàng hạng nặng tông trực diện.
Cây cầu này được thiết kế với tuổi thọ hơn 1 thế kỷ và sử dụng 420.000 tấn thép trong quá trình xây dựng, tương đương với lượng thép đủ để xây 60 tháp Eiffel (ở Paris) và gấp 4,5 lần số vật liệu của cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ. Cầu có vốn đầu tư 20 tỷ USD, được ca ngợi là một phần quan trọng trong dự án Khu vực Vịnh Lớn, nối Hồng Kông và Ma Cao với 11 thành phố của Trung Quốc nhằm hình thành khu vực công nghệ cao cạnh tranh với Thung lũng Silicon (California).
5. Cầu Bắc Kinh
Bắt đầu đựơc khai thác từ năm 2011, cầu Bắc Kinh dài hơn 48 cây số. Cây cầu này được xây dựng chủ yếu để phục vụ tuyến đường sắt trên cao nối thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải.
6. Cầu vịnh Giao ChâuCầu vịnh Giao Châu ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, với tổng chi phí xây dựng lê tới 2,3 tỷ USD và độ dài 41,58 km.
7. Cầu vịnh Hàng Châu
Dài 117.037 feet (35,67 km), được hoàn thành vào năm 2007. Vịnh Hàng Châu nằm ở khu vực ven biển phía đông của Trung Quốc, kết nối Gia Hưng và Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang, rút ngắn 120km đường bộ từ Thượng Hải tới Ninh Ba. Tổng kinh phí xây dựng gần 2 tỷ USD. Các kiến trúc sư đã huy động 7 tàu đóng cọc có bộ định vị toàn cầu (GPS) để xác định hướng thi công, đòi hỏi độ chính xác rất cao.
8. Cầu Nhuận DươngCầu Nhuận Dương chạy qua sông Dương Tử, nối hai tỉnh Triết Giang và thành phố Hàng Châu (Trung Quốc). Cây cầu được khởi công xây dựng năm 2000 và hoàn thành năm 2005, chi phí xây dựng 700 triệu USD. Chiều dài của cầu Nhuận Dương là 35.66 km.
9. Cầu Đông Hải
Cầu Đông Hải, còn được gọi là Cầu Lớn ở biển Đông là cây cầu vượt biển đầu tiên ở Trung Quốc. Đây là cây cầu dài nhất thế giới cho đến khi cầu vịnh Hàng Châu khánh thành vào ngày 01/5/2008. Cầu có tổng chiều đài 32,5km, cầu có 6 làn xe đã được mở cửa cho công chúng vào cuối năm 2005. Trải dài trên biển Hoa Đông, cầu dây văng nối Thượng Hải với đảo Yangshan, để trở thành cảng tự do thương mại đầu tiên của nơi này. Cầu được đánh giá là có “tuổi thọ” 100 năm và đảm bảo giới hạn tốc độ 80 km/h.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ