Những cây cổ thụ xanh tốt nghìn năm, 'thách thức' thời gian ở thủ đô Hà Nội
Khám phá điều kỳ diệu dưới đáy Thái Bình Dương / Điểm danh những bờ biển nguyên sơ chờ được khám phá của Việt Nam
Thủ đô Hà Nội có khoảng 2.000 cây cổ thụ, trong đó hàng trăm cây được công nhận là cây di sản, hàng chục cây có độ tuổi trên 1.000 năm. Tiêu biểu là cây trôi cổ thụ làng Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội) hơn 1000 tuổi. Tương truyền, cây xuất hiện từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, do Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc trồng để làm mốc ranh giới giữa làng Bình Đà và làng Sinh Quả. Cho đến giờ, cây vẫn xanh tốt, xòe tán rộng tựa như một chiếc ô lớn.
Cây trôi Bình Đà có chu vi gốc khoảng 8 m, cần 6 người trưởng thành mới ôm xuể. Đường kính tán lá cây khoảng 15m.
Đặc biệt, cây nổi tiếng với cách ra hoa, kết trái 2 năm một lần vào tháng 12 âm lịch. Người dân làng Bình Đà gọi đây là cây “âm - dương” do luân phiên thay lá, mọc mầm ở hai phía khác nhau.
Bên cạnh cây trôi nghìn tuổi, làng Bình Đà còn có cây cổ thụ trong khuôn viên đền Nội thờ Lạc Long Quân. Đó là hàng cây muỗm hơn 300 tuổi. Tiếc là hiện tại chỉ còn một cây sống sót, nằm kế khu vực ao nước. Cây muỗm đền Nội cao khoảng 20 m, nhìn qua giống như cây xoài nên còn được gọi là cây xoài hôi. Lá cây dài, mọc so le, tạo thành nhiều chùm xanh xum xuê.
Rễ cây kích cỡ lớn, mọc trồi lên mặt đất, uốn lượn thành nhiều hình tròn nhỏ độc đáo.
Một người phụ nữ lớn tuổi cho biết mình thường vào đền Nội tập thể dục, sau đó ngồi nghỉ gần cây muỗm. Vào mùa hè, tán lá cây tạo bóng râm mát mẻ để người dân khu vực tới nghỉ ngơi, thư giãn.
Ở gần khu di tích đền vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, Sơn Tây) hiện có rặng duối 18 cây trên 1000 năm tuổi. Theo người dân nơi này, rặng duối sở hữu nhiều huyền tích đến độ được coi là chốn linh thiêng. Trong đó, nổi tiếng nhất là chuyện vua Ngô Quyền từng tới đây buộc voi chiến, ngựa chiến vào thân cây, tranh thủ tập trận để tiến về sông Bạch Đằng diệt quân Nam Hán.
Năm 2014, việc công nhận rặng duối là Cây di sản đã giúp tăng cường chuỗi bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm. Thân cây duối không quá cao song có chu vi lớn ở phần gốc, thường phải do 2 người trở lên ôm mới hết.
So với những cây cổ thụ cùng niên đại thì rặng duối đền Ngô Quyền được bảo tồn khá tốt. Phần vỏ cây ít vết trầy xước, không bị ăn mòn bởi rêu phong.
Sau một thiên niên kỷ tồn tại, rặng duối được dân làng Cam Lâm tôn trọng, bảo vệ. Ai nấy bảo nhau không được xâm phạm, chặt phá để gìn giữ nét đẹp cổ kính.
Bên cạnh đó, 9 cây muỗm ở đền Voi Phục (quận Tây Hồ, Hà Nội) là nhóm thực vật đầu tiên được công nhận là cây di sản Việt Nam vào năm 2013. Hàng cây muỗm có tuổi đời ngót nghét 700 năm, được trồng từ thời nhà Lý trong khuôn viên thờ cúng Linh Lang đại vương. Kể từ năm 2014, một số cây muỗm héo lá và chết dần nên chỉ còn lại một cây duy nhất sống sót. Cây muỗm có chu vi thân trung bình là 2,92 m, cao 17 m. Cây to nhất năm xưa có chu vi thân 5,2 m, cao 29 m.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo