Những chiếc ấn trở thành bảo vật quốc gia
Chiêm ngưỡng san hô hồi sinh trong lòng di sản Vịnh Hạ Long / Những di sản châu Phi trên bờ vực bị 'nuốt chửng' khi nước biển dâng cao
Ấn vàngSắc mệnh chi bảo
Triều Nguyễn (1802–1945) là triều đại cuối cùng của chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam. Trong suốt 143 năm tồn tại với 13 đời vua, triều Nguyễn đã cho chế tác và đưa vào sử dụng hơn 100 ấn bằng vàng và bằng ngọc. Kim ngọc bảo tỷ là ấn của nhà vua dùng với ý nghĩa quốc gia trọng đại, ấn được làm bằng ngọc gọi là ngọc tỷ, ấn được đúc bằng vàng bằng bạc gọi là kim bảo tỷ.
Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) nhà vua cho đúc ấn vàngHoàng Đế chi bảovà ấn vàngMinh Mệnh thần hàn. Năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), Bộ Lễ cùng Phủ Nội vụ, ty Vũ khố nhận chỉ dụ đúc 5 chiếc ấn bằng vàng 10 tuổi, đó là:Sắc mệnh chi bảo,Hoàng Đế tôn thân chi bảo,Khâm văn chi tỷ,Duệ Vũ chi tỷ,Trị lịch minh thời chi bảo.
Ấn vàngSắc Mệnh chi bảocó vị trí đặc biệt quan trọng trong thiết chế quân chủ phong kiến triều Nguyễn. Đây là biểu trưng quyền lực của triều đình nhà Nguyễn, dùng để đóng trên các loại sắc phong của vương triều. Mỗi hình dấu của ấn trên văn bản được coi là một văn bản hoàn chỉnh và trung thực nhất.
Sắc Mệnh chi bảocao 11 cm, có cạnh 14x14 cm, với độ dày mặt 2,5 cm được đúc bằng chất liệu vàng 10 tuổi, tạo thành 2 cấp hình vuông, quai là tượng rồng ngồi, đầu vươn về phía trước, hai sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân rồng 5 móng. Trên lưng ấn khắc 2 dòng chữ Hán: “Thập tuế kim trọng nhị bách nhị thập tam lượng lục tiền” (vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền) và “Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo” (đúc vào ngày lành, tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8).
Ấn vàngHoàng đế tôn thân chi bảo
Cùng nằm trong bộ 5 ấn được đúc năm Minh Mệnh thứ 8 (1827),Hoàng đế tôn thân chi bảođược đúc với chức năng là dâng tiến tên hiệu, huy hiệu cho các hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn.
ẤnHoàng đế tôn thân chi bảođược đúc bằng chất liệu vàng 10 tuổi, tạo thành 2 cấp hình vuông, quai là tượng rồng uốn khúc, đầu vươn về phía trước, hai sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân rồng 5 móng. Trên lưng ấn khắc 2 dòng chữ: “Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo” (đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 8, 1827) và “Thập tuế kim, trọng nhị bách tam thập tứ lượng tứ tiền tam phân” (vàng 10 tuổi, nặng 234 lạng 4 tiền 3 phân). Mặt ấn đúc nổi 6 chữ “Hoàng đế tôn thân chi bảo”.
Đây là ấn vàng có trọng lượng lớn nhất trong bộ sưu tập ấn triện bảo vật hoàng cung triều Nguyễn cũng như của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ. Ấn có hình thức tạo tác, bố cục và trang trí đặc biệt, với quai ấn hình tượng rồng lớn, được tạo dạng khối tượng tròn, tinh xảo và được tạo dáng rất khác biệt với hình tượng rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, tư thế oai vệ.
Ấn vàngHoàng đế tôn thân chi bảolà biểu trưng quyền lực của triều đình nhà Nguyễn, được sử dụng trên các văn bản tôn phong, gắn với những điển lễ quan trọng của vương triều, trở thành nguồn sử liệu quan trọng ghi lại dấu ấn lịch sử thịnh trị thời kỳ hoàng đế Minh Mệnh nói riêng, của vương triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam nói chung.
Ấn vàngĐại Việt Quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo
Đây là chiếc ấn có niên đại sớm nhất trong lịch sử tồn tại của vương triều Nguyễn. Ấn được đúc vào năm 1709, đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Ấn có hình vuông, cao 6,3 cm, dài cạnh 10,84 cm, dày 1,1 cm nặng 2.350 gr.
Ấn có mặt hình vuông, núm là hình tượng lân vờn ngọc, đầu ngẩng lên cao quay về bên trái. Chân trước bên phải chống, chân trước bên trái giẫm lên viên ngọc, hai chân sau chùng xuống. Dọc lưng kỳ lân chạm vân mây lửa. Hai bên lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán. Bên trái khắc “Kê bát thập kim, lục hốt, tứ lạng, tứ tiền, tam phân” (cộng vàng 8 tuổi, nặng 6 thoi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân). Bên phải khắc “Vĩnh Thịnh ngũ niên, thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo” (chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh 5 - tức năm 1709 dưới triều Vua Lê Dụ Tông).
Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện, nét chữ vuông uốn nhiều góc, xung quanh là đường viền, đọc theo chiều từ trên xuống dưới, và từ phải qua trái là: Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo (bảo của chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Cạnh dưới khắc dòng 9 chữ Hán “Lại bộ Đồng Tri Qua tuệ Thư giám tạo” (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).
Sử cũ còn ghi chép rằng, tháng 1/1780, Nguyễn Ánh xưng vương ở Sài Gòn, dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấnĐại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn Chi bảolàm ấn truyền quốc và dùng vào các việc nội vụ chính sự.
Ấn đồngMôn hạ sảnh ấn
Ấn được đúc hình vuông, tạo ba cấp khá đều. Ấn có chiều cao 8,5 cm, mặt ấn hình vuông, cạnh 7,3 cm x 7,3 cm, nặng 1,4 kg. Quai ấn tạo hình chữ nhật dẹt, chỏm cong, giống như hình bia đá. Hai bên cạnh lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán. Bên phải khắc 4 chữ “Môn hạ sảnh ấn” (Ấn sảnh Môn hạ). Bên trái khắc 11 chữ: “Long Khánh ngũ niên, ngũ nguyệt, nhị thập tam nhật tạo” (chế tạo vào ngày 23 tháng 5, năm thứ 5 niên hiệu Long Khánh, đời vua Trần Duệ Tông, 1377). Mặt ấn đúc nổi 4 chữ theo thể Triện thư “Môn hạ sảnh ấn” (Ấn sảnh Môn hạ).
Sảnh Môn hạ là cơ quan Trung ương nằm trong bộ ba Tam sảnh gồm: sảnh Thượng thư, sảnh Trung thư và sảnh Môn hạ. Đây là ba cơ quan cao nhất của triều đình nhà Trần.
Ấn đồngMôn hạ sảnh ấnđược dùng để đóng vào những văn bản hành chính quan trọng của triều đình, bắt đầu từ đời Trần Phế Đế về sau. NgoàiMôn hạ sảnh ấn,thông tin về việc phát hiện những ấn thời Trần khác còn rất ít.
Ấn ngọcĐại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ
Đây là ngọc tỷ quan trọng bậc nhất trong bộ sưu tập Bảo vật của triều Nguyễn hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Ấn ngọc được chạm khắc bằng loại đá ngọc màu trắng đục hay gọi là bạch ngọc. Mặt ấn gần vuông, giật hai cấp. Ấn có chiều cao 14,5 cm, cạnh 12,8 cm x 13,2 cm. Quai ấn chạm khắc hình tượng rồng. Đây là mẫu rồng cuộn, đầu ngẩng cao, chân 5 móng, đuôi xoắn.
Trên lưng ấn, phía bên trái khắc một dòng 9 chữ “Đắc thượng lễ cát thành phụng chỉ cung tuyên” (được ngày lành lễ Đại tự đã làm xong phụng chỉ khắc). Phía bên phải khắc một dòng 9 chữ “Thiệu Trị thất niên tam nguyệt thập ngũ nhật” (Ngày 15 tháng 3 năm Thiệu Trị thứ 7, 1847).
Đặc biệt ở phía trên, trước đầu rồng còn khắc một dòng 6 chữ “Nam Giao đại lễ để cáo” (để tế cáo đại lễ Đàn Nam Giao). Mặt ấn khắc nổi 9 chữ triện, dàn đều theo 3 hàng dọc và ngang: “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” (Ngọc tỷ truyền quốc của nước Đại Nam nhận mệnh lâu dài từ Trời).
Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷlà ngọc tỷ thứ ba của Vua Thiệu Trị, cũng là ngọc tỷ quý và lớn nhất trong sưu tập Bảo vật triều Nguyễn. Nhà Vua làm lễ Đại tự cho khắc chữ trên mặt ấn ngọc tỷ này không chỉ dùng trong Đại lễ Tế Giao hàng năm ở Đàn Nam Giao (Kinh đô Huế) mà còn dùng đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ, được bảo vệ và quý trọng nhưKim bảo truyền quốc Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ