Những chuyến thám hiểm ấn tượng nhất lịch sử
Chuyến thám hiểm của Trương Khiên đã đóng góp công lớn trong việc mở ra con đường tơ lụa nổi tiếng của người Trung Quốc thời xưa.
Ai bắt Điêu Thuyền "đẻ" trước 1.000 năm? / Tào Tháo: “Tôi không nghe ông xui dại đâu”
1. Trương Khiên mở ra con đường tơ lụa. Năm 138 trước công nguyên, Trung Quốc gặp một số vấn đề về biên giới. Một bộ tộc thù địch là những người du mục Trung Á (được gọi là người Hung Nô) đã tấn công một số thị trấn của người Trung Quốc để cướp bóc và ăn trộm hàng hóa. Khi đó, hoàng đế Trung Quốc đã cử quan chức quân sự có tên Trương Khiên gây dựng một liên minh với một bộ lạc đó là Yuezhi.
Thật không may cho Trương Khiên là con đường dẫn đến những vùng đất của người Yuezhi phải đi qua miền đất của người Hung Nô. Do đó, ông bị người Hung Nô bắt và giam cầm trong 10 năm. Mặc dù bị giam giữ nhưng người Hung Nô đã cưới cho Trương Khiên một người vợ và ngày càng tin tưởng ông.
Cuối cùng, Trương Khiên đã trốn thoát khỏi vùng đất của người Hung Nô cùng với vợ và những người lính của mình. Mặc dù bị giam cầm trong một thập kỷ nhưng vị tướng này không từ bỏ nhiệm vụ được triều đình giao phó.
Ông và nhóm binh sĩ của mình đã đi dọc theo rìa phía bắc của lòng chảo Tarim và đi qua khu vực hiện nay là địa phận thuộc tỉnh Tân Cương để đến Tajikistan. Bộ lạc Yuezhi không quan tâm đến cuộc chiến chống người Hung Nô của người Trung Quốc nhưng Trương Khiên đã gây ấn tượng mạnh với họ bằng nền nông nghiệp và những con ngựa rất tốt của nước mình.
Sau đó, ông đã tìm ra con đường quay trở lại Tây An trong suốt 2 năm. Khi về tới kinh thành, ông đã bẩm báo với nhà vua về những cơ hội giao thương dọc biên giới. Những bản báo cáo của ông góp phần lớn vào việc mở ra con đường tơ lụa tuyệt vời - tuyến đường thương mại đường bộ giữa phương Đông và phương Tây.
2. Coronado đi tìm thành phố vàng huyền thoại. Năm 1540, ông chủ bất động sản giàu có kiêm chức thống đốc Francisco Vásquez de Coronado đã xuất phát từ phía tây bắc Mexico để tìm kiếm một thành phố vàng huyền thoại.
Thành phố vàng đó được cho là ở phía Bắc và được biết đến với tên gọi Cibola. Thành phố này đã đem lại sự giàu có cho người Aztec và Inca sống ở vùng đất phía Nam. Thêm vào đó, người ta còn cho rằng, người bản địa ở khu vực phía Bắc cũng có một kho báu.
Coronado bắt đầu chuyến thám hiểm, đi tìm thành phố vàng huyền thoại với hàng trăm binh sĩ và người bản địa Tây Ban Nha. Họ đã gặp và đánh nhau với người Pueblo ở Ấn Độ (hiện là vùng đất New Mexico). Coronado đã bắt giữ được hai người đàn ông bản địa và một trong số đó tuyên bố rằng huyền thoại Cibola nằm ở khu vực xa xôi phương Bắc.
Đoàn thám hiểm của ông Coronado đã đi qua Texas và Oklahoma cũng như phải đối mặt với một trận bão lớn làm cho lều bạt và mũ áo của họ bị hư hại nặng. Cuối cùng, họ đã đặt chân đến ngôi làng Wichita, Ấn Độ (hiện nay là Lindsborg, Kansas).
Tuy nhiên, khi đến đây, đoàn thám hiểm của ông Coronado không tìm thấy vàng mà chỉ nhìn thấy những cánh đồng ngô của người Ấn Độ. Sau đó, ông trở lại New Mexico - nơi ông bị chấn thương vùng đầu do ngã ngựa. Cuối cùng, ông về Mexico và bị phá sản do cuộc thám hiểm tìm kiếm thành phố vàng trong 2 năm không có kết quả. 10 năm sau, ông qua đời ở thành phố Mexico.
3. Lewis và Clark lập bản đồ miền Tây nước Mỹ. Meriwether Lewis và William Clark đã có chuyến thám hiểm xuyên lục địa vô cùng nổi tiếng vào năm 1804. Khi đó, họ muốn tìm một con đường biển tới Thái Bình Dương. Kết quả là đoàn thám hiểm gồm 33 nam giới đã lập được tấm bản đồ miền Tây nước Mỹ và làm được bản liệt kê hàng trăm loài động thực vật mới.
Nhà thám hiểm Lewis (trong ảnh) và Clark đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của người cung cấp tin bản địa. Tuy nhiên, chuyến hành trình của họ vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Trong suốt năm đầu tiên, đoàn thám hiểm đã đến North Dakota - nơi họ phải chịu đựng thời tiết giá rét -40 độ C.
Mùa xuân năm sau, đoàn thám hiểm Lewis và Clark (trong ảnh) đến ngã ba sông Missouri buộc họ phải tách nhau ra và đi hàng chục dặm theo các hướng để tìm ra tuyến đường đúng đắn nhất. Sau đó, khi đến Montana, đoàn thám hiểm đã phải để lại ca nô và thiết bị để tiếp tục hành trình.
Họ đi liên tục trong 1 tháng và gặp phải những cơn mưa đá, muỗi tấn công và các mối đe dọa luôn thường trực đến từ loài gấu xám Bắc Mỹ. Ngay sau đó, họ đi qua những ngọn núi Bitterroot ở Montana – nơi thực phẩm vô cùng khan hiếm đến nỗi đoàn thám hiểm của ông Lewis và Clark phải bắn và ăn thịt 3 con ngựa của họ.
Cuối cùng, Lewis và Clark đã đến Thái Bình Dương và quay trở về với đầy đủ thành viên đoàn thám hiểm. Tuy nhiên sau đó, một người đã tử vong vì viêm ruột thừa. Khi trở về quê nhà, họ được hoan nghênh như là những người hùng. Thậm chí, họ còn trở thành thống đốc của một số vùng lãnh thổ mới được khám phá. Trong ảnh là bản đồ miền Tây nước Mỹ do nhà thám hiểm Lewis và Clark vẽ khi thực hiện cuộc thám hiểm trên.
4. Napoleon xâm lược Nga. Năm 1812, Napoleon Bonaparte đang ở đỉnh cao quyền lực khi chinh phục được khu vực châu Âu. Sau đó, vị hoàng đế Pháp chuyển sự chú ý sang Nga. Đến tháng 6/1812, Napoleon đã điều 400.000 - 600.000 binh sĩ tấn công Moscow.
Vào thời điểm quân đội của hoàng đế Napoleon tiến vào Moscow, quân đội Pháp gặp rất ít trở ngại do Nga hoàng và nhiều người dân trong thành phố đã bỏ trốn.
Khi chạy trốn, người dân Nga đã đốt cháy những món đồ có giá trị. Đến giữa tháng 6, Napoleon đã cho quân đội của ông rút lui.
Do mất khá nhiều thời gian chờ đợi cộng thêm tuyết đến sớm hơn trong năm đó đã vùi lấp cỏ cung cấp cho đàn ngựa chiến của hoàng đế Napoleon. Khi quân đội Pháp đi qua các ngôi làng, họ đã bắt những động vật tại đó để ăn thịt.
Tuy nhiên, số lượng đó không đủ cho nhu cầu của binh lính Pháp. Điều đó dẫn đến nhiều binh sĩ chết vì đói hoặc bị đóng băng hơn là chết trận. Cuối cùng, đội quân hùng hậu 400.000 - 600.000 người của hoàng đế Napoleon lúc ra đi chỉ còn 20.000 người trở về.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Cột tin quảng cáo