Khám phá

Những con vật 'nửa đực nửa cái' hiếm gặp trong tự nhiên

Vào đầu thế kỷ 20, một sự kiện lạ thường đã được ghi nhận. Con gà của tiến sĩ H. E. Schaef nhìn bên phải là một con gà trống, nhưng nhìn bên trái thì lại giống gà mái.

Không những vậy, con gà này vừa có thể đạp mái vừa ấp trứng của chính mình. Khi nó chết, Schaef đã làm thịt con gà này. Sau khi làm sạch lông, ông phát hiện ra rằng phần khung xương bên phải của nó to hơn bên trái rất nhiều. Khi mổ bụng, ông cũng thấy cả tinh hoàn và buồng trứng cùng một quả trứng đang hình thành của con gà này.

Hiện tượng này cứ như thể có ai đó đã cắt đôi một con gà trống và gà mái làm đôi, sau đó ghép hai phần cơ thể đực và cái này vào nhau.

Chú gà được Tiến sĩ Clinton tìm thâýmang hai giới tính khác nhau.

Ngày nay, chúng ta gọi những sinh vật này là “cá thể lưỡng tính hai bên”. Không giống như hiện tượng lưỡng tính thông thường khi chỉ giới hạn ở cơ quan sinh dục, những loài động vật này có cơ thể mang hai nửa giới tính khác nhau.

Kể từ khi câu chuyện của chú gà của tiến sĩ Schaef được công bố, đã có nhiều loài vật lưỡng tính hai bên được phát hiện.

Năm 2008, một giáo viên đã nghỉ hưu tên Robert Motz đã phát hiện một loài chim chào mào có một nửa là màu đỏ thẫm của một con đực, nửa kia là mầu nâu của con cái. Phát hiện của ông đã thu hút sự chú ý của nhà điểu học Brian Peer thuộc Đại học Tây Illinois của Mỹ.

Chú chim chào mào lưỡng tính.

Họ đã cùng nhau quan sát chú chim kỳ lạ này. Chưa bao giờ họ thấy nó đi cùng với một chim bạn hay cất tiếng hót. “Chúng tôi không biết nó có biết hót hay không”, ông Peer nói. Việc các con chim lưỡng tính bị cô lập là điều rất thường thấy, có thể là chúng bị lặng lẽ bỏ qua hoặc là bị đồng loại tấn công.

Giới tính của một sinh vật được quyết định bởi một cặp nhiễm sắc thể. Đối với loài người, đàn ông có cặp nhiễm sắc thể XY, còn phụ nữ có XX. Với loài chim, con đực sẽ có 2 nhiễm sắc thể ZZ, còn con mái thì có cặp ZW.

Một trong những đồng nghiệp của Tiến sĩ Clinton đã đến thăm một nông trại gà và đã tìm thấy một con gà lưỡng tính giống như chú gà của Tiến sĩ Schaef. Không lâu sau đó, họ lại tìm thấy 2 con gà lưỡng tính khác.

Hiện tượng lưỡng tính hai bên cũng xuất hiện ở loài bướm.

Tuy nhiên, khi ông Clinton kiểm tra gen của các loài này, ông phát hiện mỗi nửa của loài này có mang cặp nhiễm sắc thể riêng của mình. Một nửa của chúng có cặp ZZ, trong khi nửa còn lại có ZW. Nói cách khác, con gà này thực tế được tạo thành từ một cặp sinh đôi khác trứng nhưng lại hợp nhất với nhau ở giữa.

Theo ông Clinton, khi trứng được hình thành, các tế bào đáng lẽ sẽ vứt bỏ một trong hai nhiễm sắc thể đi, tuy nhiên trong một số trường hợp trứng sẽ giữ nguyên cặp nhiễm sắc thể đã có. Khi được thụ tinh, các tế bào bắt đầu phân chia, cơ thể sẽ chia làm hai bên và mang giới tính khác nhau.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, nhiều loại bướm lưỡng tính hai bên đã được phát hiện ở gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Điều này cho thấy chất phóng xạ cũng là một yếu tố dẫn đến hiện tượng trên.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin BBC của Anh. BBC được thành lập năm 1922. BBC có các chương trình thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.

Theo Anh Tuấn/Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo