Những cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới
Hình ảnh siêu thực về mặt trăng khổng lồ trong sa mạc / Độc lạ khách sạn ẩn mình trong núi đá sa thạch cổ
Lâu đài Prague Castle (Séc): 70.000 m2
Lâu đài Prague.
Lâu đài Prague nằm tại thành phố Prague được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, từng được sở hữu bởi các vị vua của Bohemia và hoàng đế La Mã. Ngày nay, lâu đài là dinh thự chính thức của Tổng thống Séc. Đây là một trong những lâu đài cổ lớn nhất thế giới, khuôn viên rộng lớn đủ chứamột số nhà thờ và nhà nguyện cùng rất nhiềutác phẩm điêu khắc.
Cung điện Buckingham Palace (Anh): 77.000 m2
Cung điện Buckingham là nơi ở chính thức của Vương thất Anh từ năm 1837. Nó có 775 phòng, bao gồm 19 phòng quốc gia, 52 phòng ngủ dành cho khách và thành viên hoàng gia, 92 phòng làm việc và 78 phòng tắm.
Tại đây có khu vườn Buckingham nổi tiếng là khu vườn tư nhân lớn nhất tại London, thu hút rất đông khách tham quan. Điểm đặc biệt là lính gác tại cung điện hầu như không bao giờ nở nụ cười hay bất kỳ biểu cảm nào trên khuôn mặt.
Cung điện Venaria (Italia): 80.000 m2
Cung điện Venaria nằm tạiVenaria Reale, gần thành phố Turin, là nơi ở của Hoàng gia Savoy. Nơi nàyđược xây dựng vào thế kỷ 17 bởi Công tước Carlo Emanuele II và Nữ công tước Maria Giovanna Battista của Savoy Nemours.
Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, cung điện sở hữu nétkiến trúc Baroque với Đại sảnh Diana, Nhà thờ St. Hubert. Các phòng trưng bày trong cung điện, tiêu biểu làGalleria Grande, là một trong những bảo tàngđón khách nhiều nhất tại Italy.
Cung điện Istana Negara (Malaysia): 90,000 m2
Nằm tại thủ đô Kuala Lumpur,cung điện Istana Negara được xây dựng vào năm 1928. Với lối kiến trúc kết hợp giữa Hồi giáo và Mã Lai, dinh thự này gồm các phân khudành cho hoàng gia, cho các nghi lễ và khu quản lý, cùngmột số tiện ích nhưsân gôn, hồ nước, bể bơi, sân cầu lông vàquần vợt trong nhà.Khu vực này là nơi ởchính thức của quốc vương Malaysia vàkhông mở cửa cho công chúng.
Cung điện Quirinal(Italy): 110.000 m2
Cung điện Quirinal nằm ở thành phố Rome, với 1.200 phòng. Cung điệnđược xây dựng vào năm 1574 bởi Giáo hoàng Gregory XIII. Nó từng là nơi ở chính thức của Giáo hoàng từ năm 1550 đến năm 1870, và là nơi ở chính thức của các vị vua của Italytừ năm 1871 cho đến khichế độ quân chủ chấm dứt vào năm 1946.
Hiện nay đây là một trong ba dinh thự chính thức của Tổng thống Italy. Khuôn viên cung điện lớngấp khoảng 20 lần diện tích của Nhà Trắng tại Mỹ.
Cung điện Royal (Tây Ban Nha): 134.000 m2
Cung điện Royal ở Madridđược xây trên nền của một pháo đài có từ thế kỷ thứ 9, dưới thời vương quốc Toledo. Mãi tới năm 1764 cung điện này mới được xây dựng thành nơi ở của Hoàng gia Tây Ban Nha.
Cung điện có 3.000 phòng, 70 cửa sổ, 240 ban công và 44 cầu thang. Mặc dù nó vẫn là một dinh thự chính thức, tuy nhiên Hoàng gia Tây Ban Nha hiệnnay sống trong cung điện Zarzuela bên ngoài Madrid và chỉ sử dụng cung điện Royal cho cácnghi lễ.
Lâu đàiMalbork Castle (Ba Lan): 143.000 m2
Lâu đài Malbork Castleở Ba Lan là lâu đài lớn nhất thế giới nếu tính theo diện tích đất, khoảng143.000 m2. Đượcxây dựng bởi nhữnghiệp sĩ Teutonvào thế kỷ 12 - 13, đâylà điển hình của mộtpháo đàithời Trung cổ, vớiba lâu đài có tường bao quanhtheo phong cáchkiến trúc Gothic.
Lâu đài từngbị hư hại nặngtrong Thế chiến thứ hai, nhưng sau đóđã được khôi phục và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1997.
Cung điệnHofburg (Áo): 240.000 m2
Được xây dựng vào thế kỷ 13 tại trung tâm thành phố Vienna, cung điện là nơi sinh sống trước đâycủa triều đại Habsburg trị vì nước Áo, cho đến khi kết thúc chế độ quân chủ vào năm 1918. Cung điện được mở rộng nhiều lần qua các đời hoàng đế,ngày nay nócó 18 cánh, 19 sân và 2.600 phòng. Đây hiệnlànơi cư trú chính thức và nơi làm việc củaTổng thống Áo.
Royal Palace of Caserta (Italy): Lâu đài lớn nhất xét về thể tích
Nằm tại thành phố Caserta, miền nam Italy, đây là "cung điện lớn nhất thế giới xét vềthể tích" với hơn 2 triệumét khối, dù chỉ xây dựng trên diện tích khoảng 46.500 m2. Được xây dựng vào năm 1845, cung điện có 5 tầng, 1.200 phòng và một nhà hát 450 chỗ ngồi.
Cung điệnđược công nhận là Di sản thế giới từ năm 1997, được UNESCO mô tả là "biểu tượng của thời kỳ Khai sáng,có thể sánh ngang với cung điện Versailles ở Phápvàcung điện Royal ở Tây Ban Nha. Nơi nàyđặc biệt bởi cách kết hợp một cung điện tráng lệ với các khu vườn và công viên, rừng tự nhiên, khu săn bắn và xưởng sản xuất tơ lụa".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất