Những dấu ấn sự nghiệp của cố Tổng thống Pháp - Jacques René Chirac
Chuyện thú vị về chó chống tăng của Liên Xô trong thế chiến thứ 2 / Thi thể người đàn đồng tính trong vườn đào hé lộ vụ giết người hàng loạt
Trong khoảng thời gian cuối đời, cựu Tổng thống hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Một cơn đột quỵ đã khiến Chirac – nhân vật mà cả đối thủ chính trị lẫn người ủng hộ đều gọi bằng biệt danh “máy ủi” (Le Bulldozer) – bị suy sụp về cả thể xác lẫn tinh thần. Thông tin về ông chỉ thỉnh thoảng được người bạn đời Bernadette Chirac công bố.
Cựu Tổng thống Chirac có hơn 40 năm hoạt động sôi nổi trên chính trường. Ông tốt nghiệp hai học viện hàng đầu là Học viện Chính trị Paris (Science Po) và Học viện Hành chính quốc gia (ENA), năm 1962 trở thành nhân viên trong chính phủ Thủ tướng Georges Jean Raymond Pompidou, vài năm sau được bổ nhiệm vị trí Bộ trưởng.
Đến thời Tổng thống Valéry Giscard d'Estaing, ông Chirac thăng chức làm Thủ tướng.
Ở tuổi 49, chính trị gia bảo thủ đầy tham vọng này lần đầu vận động tranh cử chức vụ cao nhất của đất nước nhưng không thành công: Vào hai năm 1981 và 1988 ông đều thất bại trước ứng viên đảng Xã hội François Mitterrand.
Toại nguyện trong lần tranh cử thứ ba
Thủ đô Paris là nơi Chirac sinh ra, đồng thời cũng là cơ sở quyền lực của ông. Tại đây ông thành lập một phong trào De Gaulle với tên gọi Liên minh Dân chủ Cộng hòa vào những năm 1970 và đến năm 1997 thì trở thành Thị trưởng.
Sự nghiệp chính trị của Chirac ghi dấu ấn tại Paris, sụp đổ cũng tại Paris. Hàng loạt quyết sách đầu tiên của ông trong nhiệm kỳ Tổng thống bị phản đối mạnh mẽ.
Từng tuyên bố “chữa lành vết thương của xã hội Pháp” lúc tranh cử, vậy mà khi trở thành chủ nhân điện Elysee ông lại đi ngược ý dân. Những cải cách do chính phủ Chirac thực hiện gây nên không ít xung đột xã hội.
Về cuối sự nghiệp, ông chịu sự sỉ nhục lớn: Do không còn được hưởng quyền miễn trừ của Tổng thống nên Chirac vào năm 2011 bị một tòa án Paris kết tội tham nhũng, lạm quyền và trục lợi phi pháp. Mức án cựu lãnh đạo phải chịu là 2 năm tù treo.
Sau phiên tòa lịch sử, Chirc trở thành cựu Tổng thống Pháp đầu tiên bị truy tố (và kết tội) tính từ năm 1945.
Phản đối tấn công Iraq
Dù thành công trên lĩnh vực đối ngoại hơn đối nội, nhưng cựu Tổng thống Chirac vẫn phạm không ít sai lầm như tái khởi động thử hạt nhân tại Mururoa-Atoll (bị nhiều quốc gia phản đối kịch liệt) hay làm mất lòng Thủ tướng Đức Helmut Kohl.
Người kế nhiệm Thủ tướng Helmut Kohl là Gerhard Schröder ban đầu cũng không có cảm tình với Tổng thống Chirac. Chỉ đến khi hai người đứng cùng chiến tuyến phản đối Mỹ đưa quân sang Iraq thì quan hệ mới cải thiện.
Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Chirac nhiều lần mất đi sự nhạy cảm chính trị vốn có. Ông rất tự tin tổ chức trưng cầu dân ý về Hiến pháp châu Âu năm 2005, đổi lại kết quả phe ủng hộ thất bại. Nhà lãnh đạo sau đó quyết không từ chức nhưng chẳng thể khôi phục lại sức mạnh chính trị trước đây. Hai năm cuối ông cầm quyền, tại Paris bùng nổ một số cuộc bạo loạn.
Buộc người Pháp chấp nhận thay đổi
Năm 2007 ông Nicolas Sarkozy trở thành Tổng thống Pháp. Lúc này người dân lại có cái nhìn khác đối với cựu lãnh đạo Chirac.
Nhiều người đánh giá Tổng thống Sarkozy quá năng động và xem trọng tiền bạc. Họ hy vọng Chirac với phong cách gần dân quay lại chính trường.
Dù còn nhiều cải cách xã hội còn dang dở, nhưng ông Chirac cũng đã kịp đặt nền tảng quan trọng cho một số chính sách về sau, trong đó có bãi bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, xây dựng lực lượng quân sự mạnh, cấm đội khăn trùm đầu (Hồi giáo) trong trường tiểu học và trung học công lập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?