Những dấu chân hóa thạch lớn nhất châu Phi hé lộ cách người xưa đi kiếm ăn
Ảnh đẹp: Đàn cá quây quanh thợ lặn / Ảnh đẹp: Cá sấu đói bất lực trước con cua nhỏ
Phát hiện mới làm sáng tỏ cuộc sống trong các cộng đồng cổ đại ở lục đại đen. Đây cũng là bộ sưu tập dấu chân hóa thạch nhiều nhất được tìm thấy ở châu Phi.
Theo tờ CNN, các nhà nghiên cứu cho biết có khoảng 408 dấu chân, tạo thành 17 đường mòn khác nhau, thuộc về 14 người phụ nữ trưởng thành và 1 nam thiếu niên.
Kevin Hatala, tác giả nghiên cứu và trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học Chatham ở Pennsylvania, cho biết: "Những vết chân dính trong khu vực bùn dính núi lửa, khi nó khô lại, nó cứng như xi măng. Bề mặt dấu chân rất đàn hồi. Các lớp trầm tích khác cũng chôn vùi bề mặt này, giúp hình thành các lớp bảo vệ che chắn bề mặt khỏi các yếu tố ngoại lai tác động trong hàng ngàn năm".
Dấu chân hóa thạch lớn nhất châu Phi hé lộ cách người xưa đi kiếm ăn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học vào hôm qua. Năm 2008, cộng đồng người Maasai ở địa phương đã phát hiện và chia sẽ thông tin này với các nhà bảo tồn. Họ mở rộng tìm kiếm và phát hiện ở một vài địa điểm như Engare Sero, phía nam hồ Natron, phía bắc Tanzania.
Dấu chân hóa thạch được đánh giá là vô cùng độc đáo, có một không hai vì chúng lưu giữ bằng chứng về hành vi và hoạt động của con người cổ đại.
Hatala nói rằng: "Dấu chân lưu giữ những thước phim tuyệt vời về quá khứ, qua đó chúng ta có thể quan sát trực tiếp ảnh chụp nhanh về đoàn người di chuyển qua khung cảnh vào thời điểm cụ thể".
Hatala cũng cho rằng chúng đưa ra thông báo về việc mọi người di chuyển nhanh như thế nào, đi theo hướng nào, bàn chân kích thước lớn đến cỡ nào và đi theo nhóm hay không. Với những chi tiết phong phú như vậy, rất khó phát hiện được qua các dạng dữ liệu khác.
Các nhà khoa học phát hiện khoảng 408 dấu chân người ở Tanzania
Qua nghiên cứu dữ liệu, so sánh với các mô hình của xã hội săn bắn hái lượm hiện đại, các nhà khoa học nhận ra rằng hiếm khi những người phụ nữ trưởng thành đi thành nhóm lớn cùng nhau mà không có đàn ông trưởng thành hoặc thiếu niên đi cùng.
Hatala cho biết: "Trong các hoạt động tìm kiếm thức ăn hợp tác, một số phụ nữ trưởng thành tìm kiếm thức ăn cùng nhau, có thể đi kèm với một hoặc hai người đàn ông khác. Họ có thể mang theo trẻ sơ sinh, những trẻ nhỏ đã đi được sẽ ở nhà không tham gia vào quá trình đi tìm thức ăn".
Những người phụ nữ trong nhóm đi cùng một tốc độ, cùng hướng với người đàn ông. Điều này cho thấy, lao động phân chia theo giới tính trong cộng đồng người cổ đại. Nó tương tự hành vi của các xã hội săn bắn hái lượm ở Aché và Hadza, Paraguay và Tanzania.
Dữ liệu hóa thạch về loài người rất hiếm khi phát hiện ở khu vực này, do vậy, phát hiện của nhóm nhà nghiên cứu Hatala vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra, họ cũng tìm thấy bằng chứng về một số loài động vật như ngựa vằn, linh dương, trâu về phía tây nam. Những loài động vật này đang sống trong cùng một cảnh quan với những người có dấu chân trên.
Hatala hi vọng nghiên cứu của họ thúc đẩy nghiên cứu trong tương lai và vấn đề quan trọng bây giờ là một kế hoạch bảo tồn dài hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngư dân nhặt được rùa vàng nhỏ liền đổi lấy 1 triệu đồng, khóc ròng khi biết giá trị thật lên đến 660 tỷ