Những địa điểm tuyệt đẹp sắp biến mất, ghé thăm ngay trước khi quá muộn
‘Con đường 100 ngày’ gây thót tim với 8 khúc cua ngoạn mục khoét thẳng vào núi / Loạt góc check-in chuẩn ở ga Cát Linh ngày vắng khách
1. Rừng nhiệt đới Amazon, Brazil
Rừng nhiệt đới Amazon, Brazil
Đây là khu rừng hàng triệu năm tuổi và là nơi sinh sống của hơn 1/3 số loài động thực vật trên hành tinh - cộng với một số bộ lạc cuối cùng trênthế giới. Khu rừng rộng lớn có biệt danh "Lá phổi của Trái đất" này đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn phá rừng. Trong 4 thập kỷ qua, khoảng 40% Amazon đã bị phá hủy, chủ yếu để khai thác mỏ, nông nghiệp công nghiệp và khai thác gỗ bất hợp pháp.
2. Olympia, Hy Lạp
Là nơi diễn ra Thế vận hội Olympic đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên, thành phố cổ đại Olympia đã có người sinh sống từ thời tiền sử và là một trong những địa điểm khảo cổ hàng đầu của Hy Lạp. Trong những năm gần đây, thời tiết mùa hè nóng và khô đã dẫn đến cháy rừng tràn lan, thiêu rụi các khu vực xung quanh và xâm lấn một cách đáng lo ngại gần khu di tích. Với nhiệt độ tăng và lượng mưa thấp dần trong khu vực, đây chắc chắn là địa điểm những người yêu thích lịch sử cổ đại cần ghé thăm sớm trước khi nó biến mất hoàn toàn.
3. Vườn quốc gia Glacier, Montana, Mỹ
Với đường mòn đi bộ trải dài, vườn quốc gia Montana ’s Glacier là địa điểm yêu thích của những người dân địa phương và du khách ưa thích hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, công viên quốc gia này có thể sớm biến mất. Trong số 150 sông băng khổng lồ tồn tại trong vườn quốc gia cách đây 100 năm, chỉ có 25 sông còn lại cho đến ngày nay. Các nhà khoa học đã dự báo tuổi thọ của các sông băng còn sót lại chỉ tới 15 năm nếu hành tinh của chúng ta tiếp tục ấm lên với tốc độ hiện tại.
4. Venice, Ý
Thành phố nổi Venice có thể biến mất khi bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao (khoảng 110mm mỗi năm). Một dự án lắp đặt hệ thống cửa xả lũ di động đang được tiến hành, nhưng các nhà khí hậu học tranh cãi rằng, liệu những hệ thống phòng thủ này có đủ để cứu thành phố hay không.
5. Sundarbans, Ấn Độ & Bangladesh
Nằm trên biên giới của Ấn Độ và Bangladesh, Sundarbans (hay "những khu rừng xinh đẹp") là nơi sinh sống của vô số loài bị đe dọa, từ cá thòi lòi leo cây đến quần thể hổ sống ở rừng ngập mặn cuối cùng trên thế giới. Hiện tại, nơi này đang bị đe dọa bởi nước thải độc hại, ô nhiễm công nghiệp và nạn phá rừng nặng nề để lấy gỗ.
6. Salar de Uyuni, Bolivia
Salar de Uyuni của Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất và hấp dẫn nhất trên hành tinh. Nơi đây cũng sở hữu một nửa trữ lượng lithium của thế giới, hiện đang được chính phủ Bolivia khai thác. Khi nhu cầu về pin lithium (loại pin được sử dụng trong điện thoại thông minh) tăng lên, những bãi muối hoang sơ của Bolivia có thể sớm “bốc hơi” không một dấu tích.
7. Cánh đồng băng Patagonian, Argentina
Bao gồm khối băng lớn nhất ở Nam bán cầu bên ngoài Nam Cực, các sông băng ở Patagonian đang mỏng dần với tốc độ trung bình là 1,8m mỗi năm. Chỉ 3 trong số các sông băng đang mở rộng trong những năm gần đây, số còn lại đang thu hẹp dần.
8. Maldives
Những bãi biển hoang sơ, những điểm lặn tuyệt đẹp và những khu nghỉ dưỡng năm sao thu hút rất nhiều du khách đến Maldives hằng năm. Nhưng tương lai có vẻ không sáng sủa đối với quốc gia nằm ở vị trí thấp nhất thế giới này. Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc đã dự đoán rằng, Maldives có thể trở thành quốc gia đầu tiên bị mất tích vào đại dương vào cuối thế kỷ XXI - nếu mực nước biển tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại.
9. Đảo Komodo, Indonesia
Được thành lập vào năm 1980 để bảo vệ loài rồng Komodo đang có nguy cơ tuyệt chủng, công viên quốc gia phía Đông Indonesia này thu hút các thợ lặn và nhiếp ảnh gia dưới nước vì sự phong phú của các loài san hô và động vật biển quý hiếm. Ngày nay, đảo và các vùng biển xung quanh đang bị đe dọa. Sự tẩy trắng san hô và axit hóa đại dương đe dọa giết chết các rạn san hô ở đây.
10. Rạn san hô Great Barrier, Úc
Là nơi sinh sống của 2900 rạn san hô, 600 hòn đảo và hơn 1500 loài cá, Great Barrier Reef là một trong những nơi đa dạng sinh học nhất trên hành tinh cho đến thời điểm hiện tại. Rạn san hô này đã mất khoảng một nửa độ che phủ của san hô trong 30 năm qua do gia tăng các cơn bão nhiệt đới, tẩy trắng san hô và axit hóa đại dương. Nếu mức độ ô nhiễm carbon và nhiệt độ nước biển tiếp tục tăng, các chuyên gia dự đoán rằng, các rạn san hô có thể phải đối mặt với những thiệt hại không thể phục hồi vào năm 2030.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ