Khám phá

Những điểm đặc biệt trong 'ngôi nhà điên' ở Đà lạt

Theo CNN, biệt thự Hằng Nga có thể xem là một dạng trường phái - hình thức kiến trúc biểu hiện (expressionist architecture), cho thấy các thiết kế hữu cơ phản ánh những yếu tố tự nhiên như gốc cây, hang hốc, nấm, vỏ sò, mạng nhện...

1. Biệt thự kỳ dị nào ở Đà Lạt (Lâm Đồng) được gọi là "ngôi nhà điên"?Có thể bạn quan tâm Nằm tại thành phố hoa Đà Lạt, Biệt thự Hằng Nga còn được biết đến với tên gọi Crazy House, tức "ngôi nhà điên", "ngôi nhà kỳ dị"... Công trình này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc độc đáo hiếm thấy như chính biệt danh mọi người đặt cho, thu hút nhiều du khách nước ngoài tìm đến tham quan. Ảnh: Charlene22.

2. Biệt thự Hằng Nga được xây dựng từ khi nào? Biệt thự Hằng Nga là ý tưởng của chủ nhân công trình - nữ tiến sĩ, kiến trúc sư Đặng Việt Nga. "Ngôi nhà điên" này được xây dựng từ năm 1990 từ chính bản thiết kế và sự chỉ đạo thi công của bà, sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, chủ yếu là thép, gỗ và bê tông để dễ hiện thực hóa các ý tưởng. Ảnh: Wiwiwini.

3. Quá trình xây dựng Biệt thự Hằng Nga có đặc điểm nào sau đây? Trải qua gần 30 năm kể từ ngày ra đời, song như chính chia sẻ của người kiến tạo công trình, Crazy House có thể xem như vẫn chưa thực sự hoàn thành và sẽ còn thay đổi. Nhiều ý tưởng khác cho công trình sẽ còn tiếp tục được thực hiện. Ảnh: Hello_dav.

4. Biệt thự Hằng Nga được xem là một dạng trường phái/ hình thức kiến trúc nào? Theo CNN, Biệt thự Hằng Nga có thể xem là một dạng trường phái/ hình thức kiến trúc biểu hiện (expressionist architecture), cho thấy các thiết kế hữu cơ phản ánh những yếu tố tự nhiên như gốc cây, hang hốc, nấm, vỏ sò, mạng nhện... "Kéo" con người lại gần thiên nhiên cũng chính là thông điệp mà người sáng tạo công trình muốn gửi gắm. Ảnh: Elena_s2309.

5. Trong thiết kế của Biệt thự Hằng Nga có điểm đáng chú ý nào sau đây? Với hình thức kiến trúc biểu hiện, Biệt thự Hằng Nga dường như không có các góc vuông trong thiết kế. Phức hợp công trình này như một mê cung kỳ quái với các cầu thang xoắn ốc, những ngóc ngách cong hẹp dẫn từ nơi này sang nơi khác, với những bức tường không hề bằng phẳng mà lượn sóng nhấp nhô, với màu sắc khi âm u, khi tươi sáng... Ảnh: Armypalakorn.

6. Các căn phòng ở Biệt thự Hằng Nga chủ yếu được đặt tên như thế nào? Các căn phòng của Biệt thự Hằng Nga chủ yếu được đặt tên theo từng loại động vật hay thực vật nào đó. Bạn sẽ có thể tìm thấy ở đây những căn phòng kỳ lạ như phòng bầu, phòng tre, phòng chim trĩ, phòng kiến, phòng hổ, phòng gấu, phòng chuột túi, phòng đại bàng... có chi tiết thiết kế mang hình thực vật hay động vật tương ứng. Ảnh: Esther_travel.

7. Các căn phòng ở Biệt thự Hằng Nga với tên động vật, thực vật còn "đại diện" cho điều gì? Theo thông tin giới thiệu điểm đến, trong các căn phòng ở Biệt thự Hằng Nga có đặt các lò sưởi được thiết kế theo hình dạng động vật, thực vật cụ thể, tương ứng với tên phòng, nhằm "đại diện" quốc gia nào đó, ví dụ phòng bầu tượng trưng cho Việt Nam, phòng đại bàng tượng trưng cho Mỹ, phòng gấu tượng trưng cho Nga, phòng chim trĩ (họ gà lôi) tượng trưng cho Anh, phòng chuột túi tượng trưng cho Australia... Ảnh: Wiwiwini.

Theo song Phúc/Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo