Những điển tích ít biết về Hoàng Đế Lý Trị, chồng của Võ Tắc Thiên
Bí mật bất ngờ về nhóm siêu trộm thời Trung cổ / Bao cao su có từ khi nào?
Đường Cao Tông là vị hoàng đế thứ 3 của triều đại nhà Đường trong Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 649 đến năm 683, tổng cộng 34 năm.
Đường Cao Tông trị vì đất nước sau một cuộc đại hưng thịnh từ thời Đường Thái Tông, tương đối kế thừa tốt đẹp. Ông giữ biên cương và mở rộng phát triển hơn, qua các cuộc chinh phạt Cao Câu Ly, Bách Tế, Tây Đột Quyết....khiến uy thế Đại Đường vững chắc. Tuy nhiên, từ những năm 670 thì những thành tựu đạt được đều bị thua về tay Tân La và Thổ Phiên, và các vùng chiếm đóng ở biên cương nhiều lần nổi dậy làm phản khiến triều đình phải đánh dẹp luôn, quốc lực nhà Đường trở nên cạn kiệt buộc phải hòa hoãn.
Năm 631, khi vừa mới 4 tuổi, Lý Trị đã được phong tước Tấn vương. Sang năm 633, ông được phong chức Đô Đốc Tịnh châu, tuy nhiên do tuổi còn quá nhỏ nên ông vẫn ở lại kinh thành Trường An. Lúc còn nhỏ, ông được đánh giá là hiếu thuận và nhân hậu, thường được Đường Thái Tông khen ngợi.
Đường Cao Tông Lý Trị |
Được lòng vua cha… vì khóc nhè
Lý Trị là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 – 649) nổi tiếng. Mẹ ông là Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người vợ luôn giúp đỡ, phò tá Đường Thái Tông.
Theo bức chân dung vẽ khoảng thế kỷ XVIII, Lý Trị là người hơi đậm, khuôn mặt tròn, tai dài và lớn giống tai Phật, da dẻ hồng hào. Ông là người hiền lành, được đánh giá là hiếu thuận với cha mẹ khi còn nhỏ.
Do chỉ là con thứ, Lý Trị ban đầu không được nhiều người để ý. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi kể từ khi mẹ ông qua đời. Khi đó, cậu bé Lý Trị lên 9 đã khóc rất nhiều tại đám tang của Trưởng Tôn Hoàng Hậu – Ái phi được Đường Thái Tông rất sủng ái. Tiếng khóc lớn tới nỗi vua cha bắt đầu chú ý, để ý hơn đến hoàng tử nhỏ.
Cuối năm 643, Lý Trị đã 16 tuổi, Đường Thái Tông muốn tìm một gia đình quan lại có thế lực để hỏi cưới con gái họ cho ông, nhưng ông từ chối, Thái Tông bèn thôi. Một thời gian trước đó, khi ông còn chưa làm thái tử, Thái Tông chọn con gái của họ Vương ở Thái Nguyên, cháu chắt quan Thượng thư Tả phó xạ triều Bắc Ngụy Vương Tư Chính là Vương thị, nạp làm Tấn vương phi. Đến đây, Vương thị được phong Hoàng thái tử phi.
"Sẵn sàng làm mọi việc vì Võ Tắc Thiên" |
Dùng miệng hút mủ cho cha, thành hoàng đế hiếu thảo
Trong loạt phim Võ Tắc Thiên truyền kỳ, chính Võ Hậu là người hút máu mủ cho Thái Tông Hoàng Đế khi ông bị thương. Song trong lịch sử, người làm việc này ít ai biết lại chính là Thái tử Lý Trị.
Theo cuốn Tân Đường Thư, năm 645 Đường Thái Tông đem quân tiến đánh nước Cao Câu Ly. Tuy nhiên, Vua lâm bệnh, cơ thể suy nhược lại bị thương do chiến trận nên nổi mụn nhọt khắp người.
Lý Trị khi ấy tới thỉnh an, đã không ngại ngần dùng miệng của mình hút mủ trên người Thái Tông, giúp cha vơi bớt đau đớn. Các sử gia sau này đều đánh giá điển tích trên là bằng chứng rõ nét cho tấm lòng hiếu thảo của Thái tử Trị.
Cũng nhờ nét tính cách tốt này mà Lý Trị sau này được trở thành Hoàng Đế. Bởi Đường Thái Tông dù yêu quý ông, song cho rằng con mình hiền lành yếu đuối tới nhu nhược nên định phế truất. May sao các đại thần can ngăn, khuyên Vua nên tin dùng người con hiếu thảo này nên Lý Trị mới được giữ làm Thái tử.
Lụy tình mà mất cả giang sơn
Võ Tắc Thiên (624 – 705) hơn Thái tử Lý Trị 4 tuổi. Năm 635, bà được đưa vào cung và trở thành Võ Tài Nhân, một trong những người thiếp của Đường Thái Tông.
Tuy nhiên, giữa hai người dường như đã dành cho nhau những tình cảm nhất định. Đó là lý do mà sau này, khi Võ Tài Nhân buộc phải quy y cửa Phật, Đường Cao Tông đã gọi bà về và cưới làm phi.
Theo các nhà sử học, nếu dựa vào nghi lễ Nho giáo, đây là điều không thể chấp nhận vào thời đó. Phần lớn đều đồng ý chắc chắn Cao Tông và Võ Mị Nương đã thầm yêu nhau từ trước đó, cộng thêm sự ủng hộ của Vương Hoàng Hậu – vợ của Lý Trị khi ấy nên Võ Hậu mới được gọi về cung.
Năm 654, Võ Chiêu nghi sinh một con gái nhưng đứa trẻ bị chết sau khi sinh 1 tháng. Trước khi đứa trẻ chết, Vương hoàng hậu có đến thăm nên bị nghi ngờ là nhân cơ hội hạ độc thủ tiểu công chúa.
Cho đến cuối đời vẫn luôn yêu thương Võ Hậu hết mực |
Năm 655, Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi mời đồng cốt yếm bùa mong gian hại Võ Chiêu nghi nhưng bại lộ. Đường Cao Tông sau khi phát hiện đã phế bỏ hai người họ.
Tháng 10 năm 655, Đường Cao Tông phong Võ chiêu nghi làm Hoàng hậu. Bà bắt đầu thâu tóm quyền hành từ khi vua Đường Cao Tông bị đột quỵ, bà đã buông rèm nhiếp chính. Trải qua nhiều đời thái tử lên ngôi hoàng đế nhưng đều chỉ đứng sau bà, do bà nắm quyền hành toàn bộ. Vì lúc này, thế lực của bà trong chiều quá lớn, vả lại, các vị thái tử kia đều không có tài cán cai quản nước nhà.
Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Cường giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế.
Trong suốt thời gian làm hoàng đế, bà đã đưa ra nhiều chính sách mà đến bây giờ, sử sách cũng không phê phán bà. Nhất là chuyện bà đã gạt bỏ được tư tưởng trọng nam khinh nữ, đã đưa vào trong sử sách một cách nghĩ mới về người phụ nữ.
Sau khi ông qua đời, Thiên Hậu chiếm được thực quyền, nhanh chóng trở thành Hoàng đế và mở ra thời nhà Chu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà