Những điều ít biết về 'thần tiễn' Triết Biệt: Suýt bắn chết Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn càn quét châu Âu khủng khiếp thế nào? / Cướp bóc có phương pháp - vũ khí làm giàu của Thành Cát Tư Hãn
1: Ai là cung thủ số một của Thành Cát Tư Hãn? Triết Biệt (có nghĩa là mũi tên) là tướng của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân. Theo sách "Mông Cổ bí sử", Triết Biệt được hậu thế ghi nhận là cung thủ giỏi nhất của quân đội Mông Cổ lúc bấy giờ.
2: Ban đầu, Triết Biệt và Thành Cát Tư Hãn là…? Trước khi trở thành chiến tướng hàng đầu của Thành Cát Tư Hãn, Triết Biệt và Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân là kẻ thù không đột trời chung.
3: Nhận vật nào sau đây suýt bị Triết Biệt bắn chết? Theo sách "Mông Cổ bí sử", năm 1201, Thành Cát Tư Hãn dẫn binh đánh nhau với bộ tộc Tần Diệc Xích Ngột của Triết Biệt. Trong trận chiến, ông suýt bị Triết Biệt bắn chết. Khi bị bắt, Triết Biệt thừa nhận là người bắn tên, khiến Thành Cát Tư Hãn thán phục và tin dùng.
4: Trận đánh nổi tiếng nhất trong cuộc đời Triết Biệt? Trận đánh nổi tiếng của Triết Biệt là bên bờ sông Kalka vào năm 1223. Dưới sự chỉ huy của ông, 20.000 quân Mông Cổ đã đánh tan 80.000 liên quân.
5: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của Triết Biệt? Năm 1225, Triết Biệt cùng Tốc Bất Đài thực hiện cuộc hành quân hướng đến vương quốc Kievan Rus - chính là nước Nga, Ukraine và Belarus ngày nay. Sau chiến dịch thắng lợi, trên đường trở về, Triết Biệt bị ốm chết tại khu vực sông Imil, vùng Tarbagatai, khi ông còn khá trẻ.
6: Hình ảnh của Triết Biệt được nhà văn nào tiểu thuyết hóa? Hình ảnh của Triết Biệt về sau được nhà văn Kim Dung tiểu thuyết hóa trong "Anh hùng xạ điêu". Trong tác phẩm này, ông mang danh là thầy của Quách Tĩnh khi ở Mông Cổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc