Những điều kiện cần để ly hôn trong thời cổ đại: Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của cả nam và nữ?
Trụ Cyrus là chứng nhân lịch sử đặc biệt, hé lộ nhiều điều bí ẩn về Ba Tư cổ đại / Tại sao các hoàng đế Trung Hoa cổ đại lại để thái giám hầu hạ thay vì chọn những cung nữ xinh đẹp? Lý do rất thực tế
Trong chế độ ly hôn thời cổ đại, khi muốn ly hôn thì người chồng sẽ viết một lá thư bỏ vợ. Đối với loại ly hôn này thì nhà gái sẽ không có quyền nói bất cứ điều gì.
Ảnh minh họa
Nhưng đàn ông muốn bỏ vợ cũng không phải đơn giản như vậy, chỉ khi có đủ 1 trong 7 điều kiện dưới đây thì đàn ông mới có lý do để bỏ vợ.
Không có con
Trong xã hội xưa, “nối dõi tông đường” là một trong những mục đích chính của hôn nhân. Nếu người vợ không thể sinh được con trai thì coi như đó là một cuộc hôn nhân vô nghĩa.
Thông dâm, ngoại tình với người khác
Vào thời xưa, bổn phận quan trọng nhất của phụ nữ là duy trì sự hòa thuận trong gia đình và sinh ra những đứa con thuần huyết. Vì vậy, “tà dâm” là điều được coi là cấm kỵ bởi nó có thể gây ra sự xáo trộn, pha tạp huyết thống trong dòng tộc đó.
Bất hiếu với cha mẹ chồng
Trong các cuộc hôn nhân thời cổ đại, nhiệm vụ hàng đầu của người phụ nữ khi làm vợ là phải sống hòa thuận với gia đình của người đàn ông và thuận theo họ. Hơn nữa sau khi người phụ nữ lập gia đình, cha mẹ chồng còn quan trọng hơn cả cha mẹ đẻ. Không thuận lời cha mẹ chồng - bất hiếu được coi là một vấn đề rất nghiêm trọng.
Ghen tuông
Việc người phụ nữ ghen tuông chồng được coi như một sự làm loạn gia đình. Việc ghen tuông làm cho mối quan hệ vợ chồng trở nên bất đồng, nhiều mâu thuẫn, phương hại đến công việc, hoạt động của nhà chồng. Hơn nữa, do chế độ đa thê đa thiếp của xã hội, nên tư tưởng ghen tuông được coi là làm loạn và vô nghĩa
Nhiều lời
Để giữ gìn trật tự gia đình và ngăn ngừa xung đột trong gia đình, người phụ nữ nên ít nói và không đàm luận thị phi. Phụ nữ nói nhiều được cho là tai họa của gia đình. Người chồng có thể coi đây là nguyên nhân để ly hôn.
Trộm cắp
Thời xưa, nếu người vợ tự tiện lấy trộm bất cứ tài sản trong nhà chồng thì đều là lý do cho người chồng ly hôn.
Mắc bệnh hiểm nghèo
Vào thời xưa, bệnh hiểm nghèo thường chỉ có 2 loại bệnh: Một là bệnh nan y; hai là bệnh truyền nhiễm. Cả hai loại bệnh này đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh sôi của gia tộc; điều này không thể được chấp nhận trong đạo lý của gia đình xưa
Tuy nhiên, để công bằng, để bảo vệ phụ nữ người xưa con đưa ra quy định "Tam bất khứ". Đây được cho là “ luật bảo vệ quyền lợi của phụ nữ”, giúp phụ nữ thời xưa vững chân hơn khi ở nhà chồng.
1. Người vợ sau khi ly hôn không có chỗ nào dung thân. Nếu gia tộc vợ không còn ai để nương tựa, người chồng không thể ly hôn, ruồng bỏ vợ. Hai bên phải duy trì mối quan hệ với nhau, không được phép bỏ vợ.
2. Vợ và chồng đang phải cùng chịu tang cha mẹ chồng 3 năm. Vì lý do giữ đạo hiếu, chồng không thể bỏ vợ lúc này.
3. Cưới vợ lúc bần hàn, sau khi cưới vợ thì trở nên giàu có. Thể hiện một loại tình nghĩa, đạo đức truyền thống coi trọng tình cảm, ghi nhận tâm sức, sự giúp đỡ của người vợ trong thành công của chồng. Có điều này, người vợ cũng sẽ không dễ dàng bị chồng bỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ