Những động vật “đánh cắp” chất độc của loài khác
Vừa qua người ta phát hiện một loài nhái, dài không đầy 1 cm, nhưng chất độc của nó đủ đề giết chết một vài người. Điều đáng nói chính là chất độc ấy nó chiếm đoạt của loại rệp độc mà nó thường chén. Trong giới tự nhiên, không ít những con vật như thế.
Loài động vật ở sâu nhất trong lòng đất / Phát hiện động vật cổ xưa nhất Trái Đất
Cách đây không lâu các nhà khoa học phát hiện trong rừng trên một hòn đảo của Cuba một loài nhái lạ sống trên cây. Nó dài dưới 10mm, tên khoa học là Eleutherodactylus, có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. Nhưng chớ đụng vào nó. Nó cực độc đấy.
Trên da của nó có hàng nghìn tuyến tiết ra các ankaloid gây chết người, thấm qua da khi tiếp xúc, làm tim loạn nhịp và sau vài phút lập tức ngừng đập. Phân tích các chất độc này, các nhà khoa học nhận thấy nhái “chiếm dụng” chúng từ thức ăn. Thì ra món khoái khẩu của nhái là một loại rệp cây có chứa chất độc nhưng chất độc này chẳng làm gì nổi nhái.
Nó chỉ chuyển từ dạ dày nhái đến các tuyến dưới da. Người ta biết được điều này khi bắt nhái và nuôi bằng các côn trùng khác không có chất độc thì nhái cũng không độc nữa. Song nếu lại thả chúng vào thiên nhiên, chúng tự chọn thực phẩm mình ưa thích, chúng lại “hiện nguyên hình” là loài nhái độc.
Những con vật tự mình không tạo ra chất độc như thế, gọi là loài “độc thứ cấp” - rất phổ biến trong Thiên nhiên, bao gồm nhiều con vật thường gặp bao gồm cả côn trùng, nhuyễn thể, giun và cả động vật có xương sống nữa. Thường, những con vật này chỉ dùng chất độc “vay mượn” vào mục đích tự vệ mà không dùng làm vũ khí tấn công, song đôi khi cũng có ngoại lệ.
Điển hình là một loài rắn nước độc (tên khoa học là Rhabdophis tigrina) sống ở nhiều vùng thuộc Đông Á lợi dụng chất độc để tấn công các con mồi khác. Loài ăn thịt này từ các tuyến tiết ra chất độc để săn mồi. Chất độc ấy, chúng lấy từ cóc và nhái độc.
Các nhà khoa học đã thì nghiệm chia những con rắn nói trên thành 3 nhóm và nuôi bằng những thức ăn khác nhau, một nhóm nuôi bằng những loài lưỡng cư độc, một nhóm chỉ cho ăn cá và nhái thường gặp; nhóm thứ ba cho ăn hỗn tạp. Sau vài tuần họ thấp những con nhóm 1 và 3 đều độc (qua việc làm chết ngay con mồi), nhóm 2 không làm các con mồi bị chết. Từ đó, họ rút ra kết luận là có các trường hợp chúng dùng chất độc lấy từ con mồi để tấn công những con vật khác. Tuy nhiên, chất độc chiếm đoạt không giống chất độc của con mồi mà chỉ những thành phần nào có tác dụng nhất.
Vì sao một số loài ăn thịt “chiếm dụng” chất độc của loài khác là điều quá đơn giản. Những chất độc đó tổng hợp không dễ và cần nhiều năng lượng và như ta đã biết, con vật nào cũng cố gắng tiết kiệm trong cuộc sống của mình. “Ăn cướp” chất độc thành phẩm của kẻ khác là cách khôn ngoan nhất, khỏi mất công tự sản xuất ra.
Cách tiết kiệm ấy của chúng đôi khi rất thú vị. Thí dụ loài chim sáo đá (Pitohui dichrous) sống ở New Guinnea trong cơ thể chứa một lượng chất độc khá nhiều để tự vệ, khiến rắn và các loài chim ăn thịt khác không dám ăn đụng đến mình. Chất độc này rất giống chất batrakhotoxin của loài nhái Nam Mỹ nói trên, mà chúng chiếm đoạt của loài bọ hung độc ở địa phương là Choresine pulchra. Thế nhưng mới đây các nhà khoa học phát hiện bọ hung này cũng đâu có tự sản xuất ra chất độc. Chính nó có được là nhờ tìm ăn một cách rất công phu từ cácloài cây độc.
Vậy là đã xảy ra hiện tượng vay mượn kép: chim mượn của bọ hung, bọ hung mượn của cây cối. Không loại trừ điều này cũng y hệt ở loài nhái Nam Mỹ vừa kể.
Cũng có khi chất độc thứ cấp này lại trở thành vô hại. Từ lâu các nhà sinh học đã biết loài nhím có thói quen cứ lấy nước bọt liếm vào những chiếc lông gai của mình mà họ thắc mắc song chưa hiểu vì sao. Trong số này có nhà động vật học Edmond Braudi, trường Đại học Philadelphia nên ông để tâm tìm hiểu.
Ông quan sát một con nhím tai dài sống ở Nam Brasilia và châu Phi và phát hiện khi nó ăn con cóc, thì đầu tiên nó tìm những tuyến phía sau mắt con cóc, nhai đi nhai lại để hỗn luyện nước bọt của nó với chất nào đó trong tuyến độc của cóc rồi bôi vào những cái gai của nó, sau đó mới ăn con cóc. Ông kể lại “Tôi đã thấy con vật lăn xuống đất như dãy chết, miệng sùi bọt và nó lấy những bọt đó liếm vào những chiếc lông gai của mình".
Sau rất nhiều lần quan sát con nhím, ông kết luận, nó đã biết lợi dụng chất độc mượn của cóc để tăng khả năng tự vệ của những chiếc gai nhọn. Có thể hiều được dễ dàng tại sao trước khi ăn, nhím lại có thói quen liếm những chiếc lông gai như vậy. Chúng đã mượn vũ khí của kẻ khác để giết kẻ nào dám đụng chạm đến mình.
Con nhím hiền lành chúng ta nuôi làm cảnh, nều vô tình thả ra ngoài vườn rất có thể làm bạn bị ngộ độc khi âu yếm vuốt ve nó. Nếu gặp một con nhím lạ trong rừng hoặc ở công viên mà chưa rõ hành tung của nó, đừng vội vàng thể hiện tình cảm bằng cách chạm vào lông nó. Biết đâu nó vừa có một bữa tiệc thịnh soạn bằng con cóc trong bụi rậm kia.
Con nhái độc Eleutherodactylus dài không đến 10mm, nằm gọn trong lòng bàn tay. Ảnh: Pravda. |
Nó chỉ chuyển từ dạ dày nhái đến các tuyến dưới da. Người ta biết được điều này khi bắt nhái và nuôi bằng các côn trùng khác không có chất độc thì nhái cũng không độc nữa. Song nếu lại thả chúng vào thiên nhiên, chúng tự chọn thực phẩm mình ưa thích, chúng lại “hiện nguyên hình” là loài nhái độc.
Những con vật tự mình không tạo ra chất độc như thế, gọi là loài “độc thứ cấp” - rất phổ biến trong Thiên nhiên, bao gồm nhiều con vật thường gặp bao gồm cả côn trùng, nhuyễn thể, giun và cả động vật có xương sống nữa. Thường, những con vật này chỉ dùng chất độc “vay mượn” vào mục đích tự vệ mà không dùng làm vũ khí tấn công, song đôi khi cũng có ngoại lệ.
Điển hình là một loài rắn nước độc (tên khoa học là Rhabdophis tigrina) sống ở nhiều vùng thuộc Đông Á lợi dụng chất độc để tấn công các con mồi khác. Loài ăn thịt này từ các tuyến tiết ra chất độc để săn mồi. Chất độc ấy, chúng lấy từ cóc và nhái độc.
Các nhà khoa học đã thì nghiệm chia những con rắn nói trên thành 3 nhóm và nuôi bằng những thức ăn khác nhau, một nhóm nuôi bằng những loài lưỡng cư độc, một nhóm chỉ cho ăn cá và nhái thường gặp; nhóm thứ ba cho ăn hỗn tạp. Sau vài tuần họ thấp những con nhóm 1 và 3 đều độc (qua việc làm chết ngay con mồi), nhóm 2 không làm các con mồi bị chết. Từ đó, họ rút ra kết luận là có các trường hợp chúng dùng chất độc lấy từ con mồi để tấn công những con vật khác. Tuy nhiên, chất độc chiếm đoạt không giống chất độc của con mồi mà chỉ những thành phần nào có tác dụng nhất.
Vì sao một số loài ăn thịt “chiếm dụng” chất độc của loài khác là điều quá đơn giản. Những chất độc đó tổng hợp không dễ và cần nhiều năng lượng và như ta đã biết, con vật nào cũng cố gắng tiết kiệm trong cuộc sống của mình. “Ăn cướp” chất độc thành phẩm của kẻ khác là cách khôn ngoan nhất, khỏi mất công tự sản xuất ra.
Sáo đá Guinnea (Pitohui dichrous) có chất độc tương tự nhái độc. Ảnh: Pravda. |
Cách tiết kiệm ấy của chúng đôi khi rất thú vị. Thí dụ loài chim sáo đá (Pitohui dichrous) sống ở New Guinnea trong cơ thể chứa một lượng chất độc khá nhiều để tự vệ, khiến rắn và các loài chim ăn thịt khác không dám ăn đụng đến mình. Chất độc này rất giống chất batrakhotoxin của loài nhái Nam Mỹ nói trên, mà chúng chiếm đoạt của loài bọ hung độc ở địa phương là Choresine pulchra. Thế nhưng mới đây các nhà khoa học phát hiện bọ hung này cũng đâu có tự sản xuất ra chất độc. Chính nó có được là nhờ tìm ăn một cách rất công phu từ cácloài cây độc.
Vậy là đã xảy ra hiện tượng vay mượn kép: chim mượn của bọ hung, bọ hung mượn của cây cối. Không loại trừ điều này cũng y hệt ở loài nhái Nam Mỹ vừa kể.
Cũng có khi chất độc thứ cấp này lại trở thành vô hại. Từ lâu các nhà sinh học đã biết loài nhím có thói quen cứ lấy nước bọt liếm vào những chiếc lông gai của mình mà họ thắc mắc song chưa hiểu vì sao. Trong số này có nhà động vật học Edmond Braudi, trường Đại học Philadelphia nên ông để tâm tìm hiểu.
Ông quan sát một con nhím tai dài sống ở Nam Brasilia và châu Phi và phát hiện khi nó ăn con cóc, thì đầu tiên nó tìm những tuyến phía sau mắt con cóc, nhai đi nhai lại để hỗn luyện nước bọt của nó với chất nào đó trong tuyến độc của cóc rồi bôi vào những cái gai của nó, sau đó mới ăn con cóc. Ông kể lại “Tôi đã thấy con vật lăn xuống đất như dãy chết, miệng sùi bọt và nó lấy những bọt đó liếm vào những chiếc lông gai của mình".
Sau rất nhiều lần quan sát con nhím, ông kết luận, nó đã biết lợi dụng chất độc mượn của cóc để tăng khả năng tự vệ của những chiếc gai nhọn. Có thể hiều được dễ dàng tại sao trước khi ăn, nhím lại có thói quen liếm những chiếc lông gai như vậy. Chúng đã mượn vũ khí của kẻ khác để giết kẻ nào dám đụng chạm đến mình.
Con nhím hiền lành chúng ta nuôi làm cảnh, nều vô tình thả ra ngoài vườn rất có thể làm bạn bị ngộ độc khi âu yếm vuốt ve nó. Nếu gặp một con nhím lạ trong rừng hoặc ở công viên mà chưa rõ hành tung của nó, đừng vội vàng thể hiện tình cảm bằng cách chạm vào lông nó. Biết đâu nó vừa có một bữa tiệc thịnh soạn bằng con cóc trong bụi rậm kia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo