Khám phá

Phát hiện động vật cổ xưa nhất Trái Đất

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch của một sinh vật giống như bọt biển có niên đại cách đây khoảng 760 triệu năm tại châu Phi. Đây có thể là động vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất.

Tìm thấy hóa thạch “vua thỏ” khổng lồ / Phát hiện “ổ” hàng trăm trứng khủng long hóa thạch

Các nhà khoa học thuộc Đại học St. Andrews (Anh), phát hiện hóa thạch của một loài sinh vật tí hon giống như bọt biển, được đặt tên là Otavia antiqua, trên tảng đá khoảng 760 triệu năm tuổi tại vùng ven biển ở Nammibia.

Hóa thạch của sinh vật Otavia antiqua dưới kính hiển vi

“Những hóa thạch tìm thấy rất nhỏ, với kích thước chỉ bằng hạt cát”, tiến sĩ Anthony Prave, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên National Geographic. “Chúng tôi đã tìm thấy hàng trăm hóa thạch của chúng.”

Dựa trên địa điểm tìm thấy hóa thạch, nhóm nghiên cứu cho rằng sinh vật Otavia sống ở vùng nước lặng, trong các phá ven biển và những vùng biển nông khác. Thức ăn của chúng có thể là tảo và vi khuẩn.

Phân tích mẫu hóa thạch tìm được, các nhà khoa học cũng nhận định sinh vật Otavia tồn tại trên Trái đất khoảng 2 triệu năm và từng sống qua thời kỳ Trái Đất gần như bị băng tuyết bao phủ hoàn toàn.

Mặc dù có kích thước rất nhỏ, nhưng các nhà khoa học cho rằng sinh vật Otavia có vai trò quan trọng, bởi chúng có thể là động vật đa bào đầu tiên trên Trái Đất. Otavia có thể là tổ tiên của những loài động vật khổng lồ như khủng long và con người.

Động vật lâu đời nhất được phát hiện trên Trái Đất trước đó là một loài bọt biển nguyên thủy khác, được gọi là “metazoan”. Những hóa thạch tìm thấy của loài sinh vật này có niên đại cách đây khoảng 650 triệu năm. Chúng đã có da và các cơ quan khác tách biệt nhau.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm