Những hình ảnh ấn tượng về các tàu phá băng trên thế giới
Tàu phá băng không chỉ giúp chúng ta tiếp cận những vùng đất khắc nghiệt nhất mà còn đảm bảo hoạt động thương mại vào mùa đông thuận lợi.
Thảm kịch tàu “Titanic” Liên Xô chìm đắm tang thương dưới đáy biển / Câu chuyện tìm vàng ly kỳ trên con tàu đắm từ 1 thế kỷ trước
Những chiếc tàu phá băng được thiết kế để có thể di chuyển và phá vỡ lớp băng trên vùng nước bị băng bao phủ, để tự di chuyển hoặc tạo một con đường an toàn cho các loại tàu thuyền khác.
Để phá vỡ được lớp băng dày và cứng, những chiếc tàu phá băng thường có phần thân cứng và động cơ siêu khỏe bên dưới boong tàu.
Băng ở Nam Cực thường dày từ 1 - 2 mét trong khi ở Bắc Cực là 2 - 3 mét. Thậm chí cả với những con tàu hiện đại ngày nay, việc phá vỡ những khối băng này không hề đơn giản.
Khởi hành năm 1874, tàu chạy bằng hơi nước Bear là tiền thân của những tàu phá băng hiện đại. Con tàu này từng được đô đốc Mỹ Richard Byrd sử dụng để thám hiểu vùng cực Nam.
Những tàu phá băng được thiết kế để đi xuyên qua những lớp băng dày và đến được những khu vực khắc nghiệt nhất bằng đường biển. Trong ảnh là tàu phá băng Krasin đang dẫn 1 tàu chở hàng tiếp tế của Mỹ tới trạm McMurdo - một cơ sở nghiên cứu ở phía nam của đảo Ross tại Nam Cực.
Nhiệm vụ của một con tàu phá băng là đảm bảo tuyến đường thương mại ở những khu vực có điều kiện băng giá quanh năm hoặc theo mùa. Bức ảnh trên là tàu phá băng Otso của Phần Lan đang hộ tống một tàu thương mại trên biển Baltic.
Yermak phục vụ Hải quân Hoàng gia Nga đi vào hoạt động ngày 17/10/1989 là tàu phá băng đầu tiên trên thế giới.
Các tàu phá băng cũng phục vụ cho các mục đích quân sự từ những ngày đầu ra đời. Tàu Yermak được chụp lại khi đang hỗ trợ tàu phòng vệ bờ biển Nga Đại đô đốc Apraksin bị mắc cạn năm 1900. Yermak hoạt động trong gần 70 năm trước khi bị loại biên vào năm 1964.
Tàu phá băng không chỉ được sử dụng để phá băng mà còn để di dời những vật thể có kích thước lớn. Trong hình là tàu phá băng U.S.S Atka của Hải quân Mỹ đẩy 1 tảng băng lớn ra biển ở Nam Cực vào năm 1964.
Hình ảnh ấn tượng của một tàu phá băng trên biển khi lướt đi "không hề hấn" gì giữa những tảng băng trôi.
Theo Viện Khí tượng Thụy Điển, băng bao phủ biển Baltic những tháng đầu tiên của năm 2013 là dày nhất và rộng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.
Tàu phá băng là phương tiện vô cùng cần thiết để các tàu thương mại hoạt động vào mùa đông. Trong ảnh là tàu chở khách Soderarm đang di chuyển trên con đường do 1 tàu phá băng tạo nên trên đường tới Husaro, Stockholm, Thụy Điển.
Tàu MV Akademik Shokalskiy chở 74 người của Nga bị mắc kẹt tại Nam Cực năm 2013. Một tàu phá băng của Australia được điều tới để giải cứu con tàu bị mắc kẹt 1 tuần này đã phải dừng lại do thời tiết quá khắc nghiệt.
Không chỉ tàu thương mại mà chính các tàu phá băng đôi khi cũng trở thành "nạn nhân" của thời tiết khắc nghiệt. Hình ảnh trên cho thấy tàu phá băng Xuelong 2 (trái) của Trung Quốc phải phá băng để "giải cứu" cho tàu phá băng Xuelong còn lại vào tháng 11/2019 khi con tàu này mắc kẹt trong băng ở vịnh Prydz, Nam Cực.
Thay vì chạy bằng diesel, Nga đã phát triển các tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mạnh hơn. Trong ảnh là tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga hoạt động ở cực Bắc.
USCGC Healy đang neo đậu tại phía bắc Alaska là tàu phá băng lớn nhất và hiện đại nhất của Mỹ cũng như là tàu chiến lớn nhất của lực lượng tuần duyên Mỹ.
Một tàu phá băng đi qua sông Yenisei của Siberia - một trong 3 con sông lớn chảy qua Bắc Băng Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao đàn ông thời xưa thích cưới con gái 13, 14 tuổi, nguyên nhân là gì?
Tại sao gà không thể bay dù có cánh?
CLIP: Linh dương đầu bò một mình đối đầu với 3 con báo đốm và cái kết không ai dám tin
CLIP: Bị cá sấu tập kích bất ngờ, sư tử có phản ứng gây 'sốc'
CLIP: Khỉ đầu chó bắt cóc sư tử con lên cây và cái kết
Giải mã bí ẩn về hiện tượng người chết đuối hộc máu tươi khi người thân đến gần dưới góc độ khoa học
Cột tin quảng cáo