Tàu ngầm Đức trong Thế chiến 1 bị tiêu diệt thế nào?
Trong Chiến tranh thế giới 1, Hải quân Đức tự hào vì sở hữu những tàu ngầm U-boat "làm mưa làm gió" ở Đại Tây Dương và Biển Bắc. Thế nhưng, các nước đối đầu với Đức đã tìm được cách vô hiệu hóa tàu ngầm bằng bom chìm.
8 hiệp sĩ lừng danh thời trung cổ / Bí ẩn ngôi mộ đá chưa được giải mã ở Mường Thàng và cổ vật là 12 bông hoa bằng vàng
Tàu ngầm U-boat là một trong những vũ khí đáng tự hào của Đức trong Chiến tranh thế giới 1.
Địa bàn hoạt động chủ yếu của tàu ngầm Đức khi ấy là khu vực Đại Tây Dương và Biển Bắc.
Nhờ những tàu ngầm U-boat, Đức khiến các nước đối đầu chịu một số tổn thất lớn trong giai đoạn đầu.
Nguyên do là vì các nước đối đầu với Đức trong Thế chiến 1 từng xem thường tàu ngầm U-boat hoạt động không hiệu quả.
Thực tế chứng minh chỉ trong 3 tháng đầu tham gia Chiến tranh thế giới 1, hải quân Anh mất 3 tuần dương hạm do bị tàu ngầm của Đức tấn công đánh chìm.
Sau những tổn thất trên, Anh và các nước đồng minh nhận ra những mối đe dọa nguy hiểm của tàu ngầm Đức.
Vì vậy, các chuyên gia, nhà khoa học phe đồng minh chống Đức cố gắng tìm ra vũ khí giúp vô hiệu hóa tàu ngầm U-boat.
Từ năm năm 1914 - 1916, Ủy ban Tấn công Tàu ngầm (SAC) của hải quân Hoàng gia Anh đạt được thành công trong việc nghiên cứu và chế tạo bom chìm để tiêu diệt tàu ngầm U-boat của Đức.
Theo thiết kế, bom chìm có thể nổ ở các độ sâu khác nhau trong khoảng từ hơn 15 - 61m, với phạm vi phá hủy trong bán kính 42,6m.
Sau khi bom chìm được đưa vào sản xuất với quy mô lớn, tàu ngầm U-boat đầu tiên của Đức bị đánh chìm bằng vũ khí này được ghi nhận xảy ra vào ngày 22/3/1916 ở ngoài khơi Ireland. Kể từ đó, Hải quân Đức chịu nhiều tổn thất do bom chìm của Anh đánh đắm nhiều tàu ngầm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Cột tin quảng cáo