Những hình ảnh chưa từng công bố về phụ nữ ở chiến trường Đông Nam bộ trước năm 1975
Phát hiện thiên hà khổng lồ, lớn hơn dải Ngân hà 2,5 lần / "Hơi thở của quỷ", vạn niên thanh gây độc chết người?
Đỗ Kết (SN 1944, tại Làng Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Từ Liêm, Hà Nội). Ông nhập ngũ năm 1966. Lúc này cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt, qua khóa huấn luyện, ông được điều động ngay vào chiến trường B.

Phóng viên Đỗ Kết
Do yêu cầu cấp bách của chiến trường về công tác chính trị, ông được chọn để đào tạo làm phóng viên ảnh chiến trường và được biên chế về Cục chính trị quân giải phóng miền nam B2. Địa bàn tác nghiệp là các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Tháng 1/1975 trên chuyến xe công tác Bình Long cùng đội chiếu bóng di động, trong đêm tối, chiếc xe đã va phải mìn chống tăng, cả đoàn trên chiếc xe đều hy sinh chỉ còn duy nhất ông - phóng viên ảnh Đỗ Kết còn sống. Bộ đội ta đã tìm thấy ông nằm cách chiếc xe vài chục mét, ông bị thương nặng và phải chuyển về tuyến sau điều trị. Cũng vì thế mà ông đã bỏ lỡ sự kiện lớn của dân tộc ta chỉ sau đó 3 tháng, ngày giải phóng Miền nam cắm cờ trên dinh Độc lập.
Là một nhiếp ảnh chiến trường, ông đau đớn vì đã bỏ lỡ mất những khoảnh khắc lịch sử của dân tộc mà ông đã chờ đợi suốt bao năm trong lửa đạn chiến trường mới có ngày chiến thắng, thế mà những khoảnh khắc ấy lại không có trong những cuộn phim của ông.
Sau giải phóng miền Nam, ông tiếp tục công tác tại Bộ tư lệnh quân khu 7 đến cuối những năm 1980 ông về hưu và đưa cả gia đình về quê sinh sống cho đến khi mất (năm 2009).
Theo lời kể của những người trong gia đình, từ lúc về hưu, ông gần như "ở ẩn" và không một lần nhắc tới quãng đời làm phóng viên ảnh chiến trường. Trong kho tư liệu đồ sộ của ông vốn chưa một lần được công bố, chúng tôi bắt gặp những thước phim âm bản quý về những người phụ nữ trong chiến trường Đông Nam bộ.
Nhân dịp này, được sự cho phép của người thân trong gia đình phóng viên Đỗ Kết, báo PNVN xin giới thiệu một phần di sản của ông, coi đây là sự tri ân với một trong những người đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nước.
Nữ du kích Mỹ Tho năm 1972
Nữ du kích Mỹ Tho dạy cán bộ làm chông.
Du kích Mỏ Cày đưa bộ đội qua sông
Nữ du kích Bến Tre cuối năm 1972.




Bến Tre năm 1972
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Nửa đêm, báo hoa mai leo cây săn khỉ đầu chó và cái kết khó tin
CLIP: Vừa hạ gục được linh dương, báo săn đã vội vàng bỏ chạy khi con vật này xuất hiện
Kỳ diệu loài chim bay suốt 10 tháng không nghỉ: Ăn, uống, thậm chí “yêu” giữa không trung
CLIP: Sư tử đực tấn công chó hoang, cả bầy lao vào cứu đồng loại trong tuyệt vọng
CLIP: Cá lóc nhảy lên bờ tấn công chim để bảo vệ đàn con
CLIP: Bị đàn trâu rừng truy đuổi, bầy sư tử liều lĩnh vượt sông đầy cá sấu