Những "hồng nhan họa thủy" nổi danh nhất thế giới, đi đến đâu là reo rắc tai họa đến đó
Mỹ nhân nào là 'hồng nhan họa thủy' khủng khiếp nhất Trung Quốc? / Xót xa trước mỹ nhân nguyện “chết” để cứu gia tộc
Nữ hoàng Cleopatra tuyệt sắc
Đây cũng là một ví dụ điển hình cho mầm họa chiến tranh bắt nguồn từ nhan sắc phụ nữ.
Theo sử sách ghi chép lại, Cleopatra là Nữ hoàng có thật của Ai Cập và là một người phụ nữ thông minh với biệt tài ngoại giao, ngoại ngữ, toán học, hóa học, triết học cùng với nhan sắc tuyệt trần khiến biết bao nhiêu người đàn ông thèm muốn.
Nữ hoàng này đồng thời cũng là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thời cổ đại, bởi bà có tất cả những thứ mà ai cũng muốn: quyền lực, sắc đẹp, tình yêu, sự giàu sang và cả sự sùng bái của muôn dân.
Sau khi vua cha qua đời, bà đã phải lấy em trai là Ptolemy để duy trì quyền lực gia tộc như một luật lệ ngàn đời của Hoàng tộc Ai Cập khi đó. Sau đó không lâu, cuộc tranh chấp quyền lực giữa cặp vợ chồng chị em này đã diễn ra khá căng thẳng.
Ảnh minh họa.
Cleopatra cuối cùng thất bại và bị buộc phải rời khỏi Ai Cập. Đến mùa thu năm 48 TCN, Ptolemy bị giết bởi quân đội La Mã, Ceasar đã chiếm thủ đô Ai Cập (Alexandria).
Nhận thấy thời cơ để khôi phục lại vương vị của mình là đây, Cleopatra đã dùng toàn bộ trí thông minh và nhan sắc trời ban của mình để quyến rũ Ceasar, ngay sau đó bà đã thành công và được trở về làm người thống trị Ai Cập.
Mối tình này đã gây ra không ít phản ứng trái chiều vì lúc này Caesar đã có vợ, và cũng từ đây khiến cho phe đối nghịch của Caesar tại Roma trở nên càng giận dữ hơn và tìm mọi cách hạ sát ông.
Sau khi Ceasar bị ám sát, nhận thấy địa vị của mình đang bị lung lay, bà lại dùng chính nhan sắc của mình để tiếp tục quyến rũ Marcus Antonius, một thành viên đã có vợ của hội đồng La Mã.
Thế là Antonius hồn siêu phách lạc vì sắc đẹp của bà, cưới bà làm vợ theo nghi lễ Ai Cập và sau đó phong bà làm người cai trị Ai Cập.
Trong cuộc tình này, bà cũng lợi dụng sắc đẹp của mình để buộc Antonius giết không biết bao nhiêu là người chống đối mình. Điều này đã làm cho Augustus (anh hay em của vợ cũ Antonius) tức giận, từ đó cuộc căng thẳng kéo dài.
Ít lâu sau, một cuộc chiến quyền lực nổ ra ở La Mã, Antonius phải đấu với quân đội của Augustus.
Để thử lòng chung thủy của chồng mình, Cleopatra đã tung tin đồn bà đã chết, Antonius quá đau đớn đã tự sát. Cleopatra ít lâu sau cũng chết theo bằng cách cho rắn cắn vào cổ tay trước việc bất lực quyến rũ viên tướng vừa thắng trận, Augustus.
Sức mạnh khiến Kiệt Vương mê đắm
Theo sử sách, Kiệt Vương là người tàn bạo. Trong một lần đem quân đi đánh chư hầu, tù trưởng bộ lạc Hữu Thi cầu hòa với Kiệt Vương, dâng tặng trâu bò, ngựa tốt, mỹ nữ – bao gồm em gái của tù trưởng là Muội Hỉ.
Say mê trước sắc đẹp của Muội Hỉ, Kiệt Vương tha cho Hữu Thi. Một mỹ nhân đổi lấy bình an cho cả bộ lạc, hiến vật ấy quả xứng là đệ nhất.
Muội Hỉ có 1 sắc đẹp tuyệt trần hiếm có nhưng tính khí thất thường. Bình thường, nàng thích đội mũ, đeo kiếm như võ tướng. Thậm chí khi giao hoan, nàng cũng thích cương vị của phái mạnh.
Nàng có 1 nụ cười tuyệt đẹp nhưng rất ít khi cười. Hạ Kiệt vốn là ông vua hoang dâm, hậu cung lúc nào cũng đầy mỹ nữ nhưng chỉ sủng ái mỗi người đẹp có khuôn mặt lạnh như tiền.
Khi lâm triều, Muội Hỷ ngồi trên đùi Hạ Kiệt xem Hạ Kiệt tiếp kiến quần thần. Vua Kiệt suốt ngày bám lấy nàng, không lo gì chính sự.
Muội Hỷ tuy rất đẹp nhưng từ sáng đến tối không hề có 1 nụ cười, chỉ khi nghe tiếng xé lụa mới lộ vẻ tươi cười nên vua Kiệt đã hạ lệnh mỗi ngày chuyển một số lớn lụa đến để xé cho nàng nghe.
Dù sống trong cung điện nguy nga nhưng Muội Hỷ vẫn chưa bằng lòng. Nàng bắt vua Kiệt xây cho 1 cung điện mới nguy nga tráng lệ hơn.
Ở trước cung điện xây 1 cái đài cao bằng ngọc gọi là Dao đài để ngắm phong cảnh "tửu trì" (ao rượu). Tửu trì rộng lớn đến mức có thể đi thuyền ra ngắm cảnh.
Bả rượu dùng để đắp 1 con đê bao quanh có chu vi 10 dặm. Trên đê bả rượu có khoảng 3000 trai gái đứng chầu trực sẵn sàng đợi lệnh. Trên đài cao đặt mấy chiếc trống lệnh.
Hạ Kiệt xuống lệnh, tiếng trống vanh trời, 3000 người theo tiếng trống lệnh, nhoài ngời ra như kiểu trâu uống nước, mông chổng lên trời, thò cổ chúc đầu xuống tửu trì uống rượu. Cảnh tượng đó khiến Muội Hỷ và Hạ Kiệt ha hả cười. Các đại thần can ngăn vua Kiệt như Quan Long Bàng đều bị xử chết.
Khi Kiệt Vương tấn công Mân Sơn, Mân Sơn cũng hiến tặng mỹ nữ, một người tên Uyển, một người tên Diễm. Có mới nới cũ là chuyện thường thấy, huống chi là một vị vua hoang dâm như Kiệt Vương.
Muội Hỉ bị lạnh nhạt nên lòng sinh oán hận, bí mật qua lại với Y Doãn làm tiết lộ cơ mật của triều Hạ. Nội ứng ngoại hợp, thêm lòng dân đều căm phẫn Kiệt Vương, Hạ triều diệt vong.
Kiệt Vương và Muội Hỉ bị đày đến Nam Sào. Chính vì việc này, Muội Hỉ cũng trở thành Hoàng hậu đầu tiên làm mất nước được ghi lại trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo một luận điểm khác, Muội Hỉ đến triều Hạ để quyến rũ, làm loạn quân tâm, phóng túng, bừa bãi làm tăng sự phẫn hận của dân chúng, thu thập tin tức tình báo cho việc tiêu diệt nhà Hạ.
Danh hào Trung Quốc đệ nhất nữ gián điệp ra đời từ đây. Nếu có công trong việc lật đổ bạo quân Kiệt Vương mà lại gánh chịu phỉ báng muôn đời như thế, Muội Hỉ cũng xứng với danh xưng Đệ nhất Vô tội.
Công chúa Salome và điệu múa chết người
Cái đẹp có thể cứu chuộc thế giới nhưng cũng có thể đem đến hủy diệt như nhà văn Fyodor Dostoyevski đã nói.
Và không gì minh họa cho điều này rõ hơn cái chết của thánh John (Saint John the Baptist), ông đã bị giết bởi chính công chúa Salome – một mối hồng nhan ngọa thủy, xinh đẹp bậc nhất trong Kinh Tân Ước.
Tất nhiên, Công chúa Salome đã giết ông bằng chính nhan sắc tuyệt trần của mình, một cái chết đầy đau thương.
Theo câu chuyện được chép lại trong Tân Ước của Mark và Matthew, Salome là con gái riêng của Herodias, vợ vua Herod. Thánh John là em họ của Chúa Jesus, là người rửa tội cho Chúa, và là người tiên đoán sự giáng thế của Chúa với vai trò Đấng Cứu thế.
Hoàng hậu Herodias căm thù thánh John, do ngài phê phán cuộc hôn nhân thứ hai của bà là sai trái khi đã lấy chính em chồng, đồng thời là người giết chồng cũ của mình.
Thế là đúng vào sinh nhật vua Herod, Herodias sắp xếp cho con gái là Salome nhảy múa trước mặt nhà vua – chú ruột đồng thời là cha dượng của nàng.
Khi Salome nhảy, bảy lớp voan trên người nàng lần lượt tuột xuống rất quyến rũ, nồng nàn (do đó điệu nhảy có tên "The dance of the seven veils").
Nhà vua tỏ ra rất thích thú và thẳng thừng tuyên bó sẽ ban cho Salome bất cứ thứ gì mà nàng muốn. Vậy là theo ý mẹ, nàng đã yêu cầu nhà vua cắt đầu của thánh John và mang đến bên nàng.
Tuy hơi kinh khiếp trước yêu cầu này nhưng do bảo toàn lời hứa nhà vua cũng đành chấp nhận. Thế rồi, tên đao phủ đã ra tay, chiếc đầu của thánh John được đặt trên chiếc đĩa và đem đến bên nàng. Salome nhìn chiếc đầu máu me mỉm cười rồi đưa nó cho mẹ mình – Hoàng hậu Herod.
End of content
Không có tin nào tiếp theo