Những kết cục tồi tệ nào sẽ xảy ra với Trái Đất nếu loài ong tuyệt chủng?
Cá mập hung thần đại dương nhưng lại lép vế trước loài này / Những lời mắng chửi làm chết người của Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn nghĩa
Ảnh: Dân trí
Một con số sẽ làm bạn phải bất ngờ, đó là có đến 20.000 loài ong trên thế giới. Hầu hết các loài ong đều sống thành đàn lớn (có thể lên đến 25.000 – 50.000 con) với tổ chức xã hội chặt chẽ và sự phân công nhiệm vụ rõ ràng (ong đực, ong chúa, ong thợ, ong non).
Các nhà khoa học đã khám phá ra hàng ngàn loài ong có kiểu bay đặc trưng và ưa thích một số loài hoa chuyên biệt. Ngoài ra, nhiều loài cũng cho thấy sự đồng tiến hóa (sự tiến hóa của một loài gây ra sự thích nghi ở loài kia và ngược lại tạo thành vòng tròn chọn lọc) với hoa, điển hình như sự thay đổi về kích thước cơ thể cũng như tập tính để tương thích với loài hoa chúng thụ phấn.
Một thực trạng đáng buồn là số lượng ong trên thế giới đang bị suy giảm một cách rõ rệt. Nguyên nhân đến từ quá trình biến đổi khí hậu, sự khai thác của con người, thuốc trừ sâu hay sự suy giảm môi trường sống… Thực trạng này tồi tệ đến mức, loài ong Bombus affinis thậm chí còn được liệt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Ở một viễn cảnh mà tất cả ong trên thế giới biến mất, điều hoàn toàn có thể thành sự thật trong vài thập kỷ nữa nếu không có biện pháp can thiệp, hệ sinh thái toàn cầu chắc chắn sẽ gánh chịu những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng!
Cụ thể, một số lượng lớn các loài thực vật (giao phấn), trước hết là Lan Ong (các loài lan chỉ thụ phấn bởi ong) sẽ biến biến mất theo vì không thể tạo ra thế hệ sau do giao tử đực không gặp được giao tử cái, nếu con người không can thiệp. Chưa dừng lại ở đó, sự biến mất của các loài thực vật này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của môi trường mà chúng sinh sống, đặc biệt là làm thay đổi lưới thức ăn. Kết quả là nhiều sinh vật phụ thuộc khác (kể cả động vật) cũng có nguy cơ cao là chịu chung kết cục!
Nhóm thực vật có số lượng loài thụ phấn phong phú sẽ may mắn hơn là tránh được việc bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, một số lượng lớn trong đó, vốn thụ phấn thành công nhất bởi ong, đương nhiên sẽ suy giảm về lượng hạt được tạo thành, dẫn đến sự tụt dốc về số cá thể.
Sự biến mất của loài ong cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các loài động vật. Theo đó, nhiều loài săn mồi sẽ mất đi một nguồn thực phẩm dồi dào và phổ biến. Tệ hơn là đối với một vài loài chim chỉ chuyên săn ong, việc tuyệt chủng vì chết đói cũng là kết cục có thể dự đoán trước.
Đối với con người, sự tuyệt chủng của loài ong không chỉ dừng lại ở việc chúng ta không còn được thưởng thức món mật bổ dưỡng, mà còn nhiều hệ lụy khác đặc biệt là với nền nông nghiệp.
Đương nhiên, con người sẽ không chết đói nếu ong biến mất, bởi nguồn lương thực chính của chúng ta – ngũ cốc – là những loài thực vật được thụ phấn bởi gió nên không chịu tác động bởi sự hiện diện của loài ong.
Tuy nhiên, nhiều loài rau, trái cây vốn được thụ phấn nhờ côn trùng chắn chắn phải cần đến sự can thiệp của con người để đảm bảo năng suất như cũ và đương nhiên, việc này sẽ khiến giá cả của chúng đội lên rất cao! Một ví dụ điển là việt quất và cherry, sự thụ phấn của hai loại quả này phụ thuộc 90% vào loài ong!
Bên cạnh đó, với việc phải thụ phấn bằng tay hay dùng robot, rất có thể nhiều loại rau củ quả quen thuộc sẽ hoàn toàn biến mất khỏi bàn ăn của chúng ta, bởi người nông dân buộc phải nhổ bỏ chúng nếu không cân bằng được lợi nhuận và chi phí bỏ ra!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?