Những kỳ quan kiến trúc hiện đại hàng đầu thế giới khiến người xem không thể rời mắt
Hồ nước ngọt đẹp bậc nhất Việt Nam huyền ảo như tranh, nhất định phải đến 1 lần / ‘Nhà thờ Con Gà’ bí ẩn nằm giữa núi đồi bị bỏ hoang nhiều năm vẫn hút du khách
Nếu những công trình vĩ đại như Taj Mahal, Đại kim tự tháp Giza, Vạn lý trường thành hay Đấu trường La Mã được xem là những kỳ quan kiến trúc thời cổ đại, thì ngày nay chúng ta cũng có rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại, thể hiện tài năng sáng tạo vĩ đại của con người. Sau đây là 9 công trình được đánh giá là kỳ quan kiến trúc hiện đại hàng đầuthế giớihiện nay.
Tháp 30 St Mary Axe, London, Anh
30 St Mary Axe là một địa danh nổi tiếng của thành phố London, nó là một toà nhà hình cong 41 tầng với lối kiến trúc nổi bật. Toà nhà còn được gọi là “The Gherkin” (quả dưa chuột) vì hình dạng cong đặc biệt của nó. Đây cũng là toà nhà chọc trời thân thiện với môi trường đầu tiên ở London, cấu trúc bằng kính với giếng trời sẽ giúp toà nhà được thông gió tự nhiên.
Tháp 30 St Mary Axe, London, Anh
Toà tháp 30 St Mary Axe được xây dựng từ năm 2003, nó được uỷ quyền bởi một công ty bảo hiểm có trụ sở tại Zurich có tên là Swiss Re. Toà nhà chính thức khánh thành vào tháng 4 năm 2004. Khi đó nó được biết đến với tên gọi toà nhà Swiss Re. Năm 2007, công ty Swiss Re đã bán toà nhà với giá 600 triệu bảng Anh, sau đó nó được đổi tên theo con phố nơi nó toạ lạc là 30 St Mary Axe.
Tháp 30 St Mary Axe có tất cả 744 tấm kính và một mái vòm bằng kính trên đỉnh. Những tấm kính tạo thành một mô hình xen kẽ các màu sáng và tối, giúp đem đến một cái nhìn tuyệt đẹp cho toà nhà. Các cửa sổ lắp kính hai lớp này cũng giúp giảm 50% việc sử dụng năng lượng trong toà nhà.
Tháp đôi Petronas, Kuala Lumpur, Malaysia
Với độ cao 452m, tháp Petronas toạ lạc tại thành phố Kuala Lumpur là toà tháp đôi cao nhất thế giới. Nơi đây là biểu tượng cho văn hoá và sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Malaysia. Tháp đôi Petronas được xây dựng từ năm 1988 và chính thức khai trương vào tháng 8 năm 1999. Nó từng là toà nhà cao nhất thế giới cho đến khi bị toà tháp Taipei 101 vượt qua vào năm 2004.
Tháp Petronas được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ gốc Argentina Cesar Pelli. Đã có 33.000 tấm thép không gỉ và 55.000 tấm kính được sử dụng để thiết kế cho toà nhà. Các tấm đặc biệt của toà tháp đôi còn có tính năng lọc ánh sáng và giảm tiếng ồn. Mặt tiền bằng kính của toà tháp có hình dạng giống các hoạ tiết nghệ thuật Hồi giáo. Mỗi toà nhà có tổng cộng 88 tầng, tại tầng 41 và 42 của tháp đôi có một cây cầu 2 tầng dài 58,4m vắt ngang. Đây cũng là cây cầu 2 tầng cao nhất trên thế giới hiện nay.
Cung điện nghệ thuật Nữ hoàng Sofia, Valencia, Tây Ban Nha
Cung điện nghệ thuật Nữ hoàng Sofia là một nhà hát opera và trung tâm văn hoá tuyệt vời nằm ở thành phố Valencia của Tây Ban Nha. Nó còn được gọi là Palau de les Arts Reina Sofia trong tiếng Tây Ban Nha. Kỳ quan kiến trúc hiện đại này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Tây Ban Nha nổi tiếng toàn cầu Santiago Calatrava.
Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1995 và phải mất 10 năm để hoàn thành. Ngày nay, nó là một địa danh nổi tiếng của thành phố Valencia và là một trong những nhà hát opera đẹp nhất trên thế giới.
Với chiều cao 75m, Cung điện nghệ thuật Nữ hoàng Sofia cũng là nhà hát opera cao nhất trên thế giới. Nó là một toà nhà 17 tầng, có 3 tầng dưới lòng đất và 14 tầng trên mặt đất. Mái nhà khảm sà lan là phần ấn tượng nhất của công trình kiến trúc này, điều này khiến cho toà nhà trông như một chiếc lông vũ.
Trụ sở CCTV, Bắc Kinh, Trung Quốc
Trụ sở chính của CCTV là một toà nhà chọc trời 44 tầng, cao 34m nằm ở thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Toà nhà được biết đến bởi hình dạng khác thường và là một trong những tuyệt tác kiến trúc tuyệt vời nhất. Toà nhà được hình thành bởi hai tháp nghiêng hợp nhất vuông góc để tạo thành một vòng khép kín. Các kỹ sư đã mô tả cấu trúc này là “vòng quay ba chiều”.
Trụ sở CCTV được thiết kế bởi các kiến trúc sư nổi tiếng là Rem Koolhaas và Ole Scheeren. Nó được xây dựng từ năm 2004 đến năm 2012. Các tháp nghiêng của trụ sở CCTV cao lần lượt là 234m và 194m. Tại điểm hợp nhất hai tháp nghiêng này tạo thành một công trình đúc hẫng 15 tầng. Tuy nhìn cấu trúc khá khác thường nhưng toà nhà này có khả năng chịu đựng được các tác động của hoạt động địa chấn.
Bảo tàng Guggenheim, Bilbao, Tây Ban Nha
Bảo tàng Guggenheim ở thành phố Bilbao, Tây Ban Nha là một tuyệt tác kiến trúc hiện đại mang tính đột phá. Bảo tàng chính thức mở cửa vào thánh 10 năm 1997. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sử nổi tiếng người Canada Frank Gehry. Bảo tàng có một loạt các toà nhà kết nối với nhau.
Các đường cong ngẫu nhiên của Bảo tàng Guggenheim được làm bằng titan, đó chính là điểm thu hút ấn tượng của công trình này. Những đường cong này sẽ phản chiếu ánh sáng và tạo ra một cái nhìn tuyệt đẹp cho bảo tàng.
Có 11.000 m2 trong tổng số 24.000 m2 của bảo tàng được dành riêng cho không gian triển lãm. Không gian triển lãm có tổng cộng 19 phòng trưng bày. Trong đó 10 phòng trưng bày có hình dạng bất thường và 9 phòng có thiết kế bằng đá vô cùng ngoạn mục.
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh, Trung Quốc
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh là một trong những công trình kiến trúc bằng thép lớn nhất và ấn tượng nhất trên thế giới. Nó còn được gọi là sân vận động tổ chim vì vẻ ngoài đặc biệt của mình. Sân vận động trị giá 33 triệu USD này được xây dựng từ năm 2003 đến năm 2008. Nó được chính thức khai trương vào ngày 28/6/2008 với tư cách là sân vận động chính của Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Đây cũng là công trình kiến trúc bằng thép lớn nhất thế giới.
Sân vận động này được lấy cảm hứng từ phong cách gốm sứ của Trung Quốc, hình tròn của sân vận động cũng tượng trưng cho trời. Những đoạn thép uốn lượn là điểm thu hút ấn tượng nhất của Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh, khiến người ta liên tưởng đến những sợi rơm tạo thành tổ chim. Nơi đây có tổng diện tích sàn là 254.600 m2 và có sức chứa 91.000 chỗ ngồi.
Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia Bắc Kinh, Trung Quốc
Trung tâm biểu diễn nghệ thuật quốc gia hay còn được gọi là Nhà hát lớn Quốc gia là một trung tâm nghệ thuật tráng lệ toạ lạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Cấu trúc hình elip tuyệt vời này được làm bằng titan và thuỷ tinh, nó còn được gọi là “Quả trứng khổng lồ”. Toà nhà bao gồm một nhà hát opera, một phòng hoà nhạc và một nhà hát.
Nơi đây được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Paul Andrew. Việc xây dựng trung tâm nghệ thuật này được bắt đầu vào năm 2001 và hoàn thành vào năm 2007. Có khoảng 18.000 tấm titan và 1000 tấm kính siêu trắng đã được sử dụng để xây dựng ngoại thất hình bầu dục ấn tượng của công trình kiến trúc này. Trung tâm biểu diễn nghệ thuật quốc gia Bắc Kinh có các lối vào và lối đi dưới nước. Ngoài ra, còn có một nhà để xe ngầm trong nhà hát.
Nhà hát Opera Sydney, Úc
Nhà hát Opera Sydney là một trong những tuyệt tác kiến trúc hiện đại không thể chối cãi. Nó cũng là toà nhà dễ nhận biết nhất của Úc. Nơi đây nổi tiếng toàn cầu nhờ vào thiết kế tuyệt vời của nó, đặc biệt là những mái nhà đặc biệt có hình cánh buồm. UNESCO đã công nhận Nhà hát Opera Sydney là di sản thế giới vào năm 2007.
Nhà hát này bắt đầu được xây dựng vào năm 1957 và phải mất 16 năm để hoàn thành. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư Đan Mạch Jorn Utzon. Ngày nay, nơi đây được biết đến là trung tâm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng, mỗi năm Nhà hát Opera Sydney tổ chức hơn 1500 buổi biểu diễn và thu hút 2 triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Các cánh buồm trên mái của Nhà hát Opera Sydney được làm từ khoảng 2100 phần bê tông đúc sẵn. Kiến trúc sư Jorn Utzon đã sử dụng một loại gạch men đặc biệt để thiết kế phần mái của nhà hát, giúp cho cấu trúc toà nhà trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn.
Bhurj Khalifa, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Toà nhà Bhurj Khalifa cao 828m và là toà nhà cao nhất thế giới hiện nay. Bhurj Khalifa có hơn 200 tầng, nơi đây là một trong những kỳ tích có một không hai về kỹ thuật và là điểm đến mang tính biểu tượng nhất của Dubai.
Bhurj Khalifa được xây dựng từ năm 2004 và được chính thức khai trương vào ngày 4/1/2010. Các hệ thống hoa văn khác nhau trong kiến trúc Hồi giáo chính là nguồn cảm hứng đằng sau thiết kế tuyệt vời này. Bhurj Khalifa hiển thị một mô hình xoắn ốc hướng lên, các kỹ sư đã sử dụng sơ đồ hình chữ Y cho thiết kế của toà nhà. Lõi trung tâm của cấu trúc bao gồm ba cánh riêng biệt, các khoảng lùi cho các cánh này ở mỗi tầng mang lại cấu hình rất ổn định cho công trình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính