Khám phá

Những kỷ vật vô giá của người cựu binh ở Thanh Hóa

Suốt 15 năm qua, người cựu chiến binh Nguyễn Trung Hoàn (SN 1948, trú ở huyện Như Thanh Thanh Hóa) cùng vợ thăm lại nhiều chiến trường xưa. Trong quãng thời gian này, hơn 250 kỷ vật thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ đã được ông sưu tầm, gìn giữ.

Người ngoài hành tinh trên siêu địa cầu phải tự ‘quăng mình’ vào không gian? / Sự thật ngỡ ngàng “vương quốc đã mất” của Nữ hoàng Cleopatra

Ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Trung Hoàn giường như quá nhỏ bé để trưng bày kỷ vật chiến tranh.

Ngôi nhà nhỏ của ông Nguyễn Trung Hoàn giường như quá nhỏ bé để trưng bày kỷ vật chiến tranh.

Tìm về khu phố 2, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) hỏi thăm gia đình ông Nguyễn Trung Hoàn (SN 1948) sưu tập kỷ vật chiến tranh thì ai cũng biết và chỉ dẫn chúng tôi tới tận ngôi nhà của 2 vợ chồng người cựu binh hiện đang sinh sống.

Ngay từ đầu cửa bước vào đã bắt gặp trừng bày kỷ vật.

Bước vào nhà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi từ đầu cửa ra vào đã được trang trí bằng những Bi Đông (bình đựng nước) và những chiếc mũ chiến tranh, đạn B40, B41, hộp đựng đạn, bộ đàm, máy chiếu phim, cà mèn (hộp đựng cơm) của quân đội Việt Nam, chuyên gia Liên Xô... Những kỷ vật được treo trên tường xếp theo hình lính Mỹ, người lái xe, hình cảnh giới...

Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 250 kỷ vật được ông Hoàn sưu tập.

Năm 1974, khi đang làm nhân viên ở Lâm trường Như Xuân (Thanh Hóa), chàng thanh niên Nguyễn Trung Hoàn đăng ký lên đường nhập ngũ vào chiến trường Tây Nguyên.

Đến năm 1976 sau khi xuất ngũ trở về ông tiếp tục theo học lớp kiến trúc định mức xây dựng.

Cái duyên sưu tập kỷ vật chiến tranh đến với ông Hoàn khi ông vào thăm chiến trường xưa.

Nói về cái duyên đến với việc sưu tập những kỷ vật chiến tranh ông Hoàn chia sẻ: “Vào năm 2004, khi 2 vợ chồng tôi vào thăm chiến trường xưa ở Buôn Mê Thuột rồi thấy nhiều kỷ vật trong chiến tranh được tìm thấy họ bán sắt vụn nhiều rồi hỏi mua, đồng đội, bạn bè họ thấy vậy nên cũng mang biếu 2 vợ chồng tôi thêm.

Cũng từ khi đó niềm đam mê sưu tập những kỷ vật chiến tranh của tôi càng lớn hơn anh em bạn bè khu phố ai có cũng mang đến tặng, hoặc đi đâu nhà ai có cũng hỏi mua cho bằng được”.

 

Đến thời điểm hiện tại trong ngôi nhà nhỏ của gia đình ông Hoàn đã có trên 250 hiện vật được ông sưu tập về.

Những kỷ vật được xếp theo các hình như lính Mỹ.

Với mục đích lưu giữ những kỷ vật đẹp, những bài thơ, tình bạn trong cuộc chiến, tình đồng đội...nên ông Hoàn muốn lập thành một bảo tàng mi ni để cho anh em bạn bè, đồng đội chiêm ngưỡng và để thế hệ sau có thể hiểu được ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

Hình người lái xe.

Khi nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất về việc đưa những kỷ vật về nhà lưu giữ, có lần ông đóng nhiều bao tải lớn ra sân bay ở Buôn Mê Thuột thì ban đầu nhân viên sân bay không cho đem lên máy bay, sau khi trình bày lý do thì họ với mới đồng ý cho ông mang về.

Ông Hoàn bên bức ảnh của mình được chụp khi tham gia chiến dịch Tây Nguyên.

Bà Phạm Thị Hợp (vợ ông Hoàn) luôn là người đồng hành, ủng hộ hết mình với người chồng của mình và bà cũng đã nhiều lần đi đây, đi đó để sưu tập những kỷ vật cùng chồng.

“Vui lắm, thích lắm, nhiều lần đi làm hay đi đâu thấy nhà ai có tôi cũng hỏi mua về cho chồng, cũng như thích ngắm nhìn chúng hàng ngày. Tuy nó không có giá trị lớn về kinh tế nhưng lại có giá trị lớn về thời gian, giá trị về lịch sử và các cuộc chiến tranh xương máu của quân dân Việt Nam”, bà Hợp chia sẻ.

 



Ông được người vợ của mình ủng hộ đam mê và đồng hành cùng trên con đường sưu tập.
Nhiều Cà Mèn (hộp đựng cơm) của các thời kỳ được ông Hoàn sưu tập.

Những kỷ vật được sắp xếp theo hình cảnh giới.

Ông Hoàn cùng với bức ảnh chụp cùng đồng đội.
Những hộp đựng đạn mìn bằng gỗ, sắt.

Một chiếc Cà Mèn của chuyên gia quân sự Liên Xô.
Chiếc điện thoại liên lạc thông tin.
Bên cạnh đó ông Hoàn còn có một góc nhỏ để trưng bày ảnh chiến tranh.

Một chiếc súng AK thời kháng chiến chống Pháp.
Clip có thể bạn quan tâm:
- Video: UFO ‘khủng’ theo dõi Quân đội Mỹ tập trận. Nguồn: Section 51.


Theo Trần Nghị/Infonet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm