Những loài cá, ếch kỳ lạ có thể sống mà không cần nước
Sư tử đại chiến với cá sấu để giành xác chết hà mã / Clip: Khoảnh khắc chim bói cá săn mồi dưới nước
Miền nam châu Phi thường hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Đối với hầu hết các loài cá, việc ra khỏi môi trường nước gần như là án tử, ngoại trừ một loài cá có tên gọi là cá phổi.
Cá phổi phát triển một dạng phổi thô sơ, giúp chúng tiếp nhận oxy trực tiếp từ không khí. Chúng lẩn trốn khỏi tình trạng gia tăng sức nóng bằng cách đào hang, ẩn mình dưới bùn.
Cá phổi ăn bùn trong quá trình đào hang, rồi thải loại chúng ra ngoài thông qua mang. Sau khi đã đào được một "phòng ngủ", chúng tiết ra một loại nước nhầy bao phủ khắp cơ thể. Chất này là một loại da tự nhiên giống như cái kén con tằm giúp chúng giữ ẩm cho tới khi có nước. Khi chất nhầy này khô đi, nó hình thành một lớp vỏ bảo vệ cá khỏi trận hạn hán.
Khi tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn, cá phổi bắt đầu kích hoạt trạng thái ngủ hè. Các thay đổi trong các chức năng sinh lý cho phép loài cá này làm chậm lại quá trình trao đổi chất của nó tới mức chỉ còn không tới 1/60 của mức trao đổi chất thông thường và các chất thải gốc protein được chuyển hóa từ amôniắc thành dạng ít độc hại hơn là urê (thông thường, cá phổi bài tiết chất thải gốc nitơ dưới dạng amôniắc trực tiếp vào trong nước).
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cá phổi Châu Phi có thể chịu đựng trong hai năm không có nước.
Trong khi đó, miền trung Australia cũng phải đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài. Tuy nhiên, dưới các lòng sông khô cạn vẫn là nơi dung chứa sự sống. Loài ếch sa mạc có thể chống chịu tình trạng thiếu nước tới 7 năm. Chúng biến đổi da thành lớp rào cản thoát nước, giúp bản thân không bị chết khô.
Ở phía trên mặt đất, nỗ lực tìm kiếm nước vẫn tiếp tục. Thằn lằn quỷ gai có thể sống sót qua nhiều năm mà không cần có nước. Kiến đen là nguồn cung cấp độ ẩm cũng như thức ăn duy nhất cho chúng.
Vẫn còn có cách khác để khai thác ra nước trên sa mạc. Ruột của ếch chứa một lượng nhỏ nước ngọt dự trữ, đủ để cấp cứu con người đang khát. Ở sa mạc, chẳng mấy khi nước bị lãng phí.
Thằn lằn quỷ gai có một cách thu gom nước độc nhất vô nhị. Như một phản ứng tự nhiên, da của chúng thấm hút chất lỏng, giống như giấy thấm nước. Các mảng da sẫm màu dần xuất hiện khắp trên da của thằn lằn quỷ gai cho thấy đường đi của nước thấm hút, cho tới khi nó tiếp cận mắt và miệng của con vật. Các hệ thống kênh rạch ở da đã vận chuyển nước tới miệng của thằn lằn, giúp nó uống giải khát.
Ngay cả ở châu Phi, hạn hán rồi cũng sẽ chấm dứt. Cá phổi có thể phải mất tới 4 năm cho đến khi mưa tới, giúp nó thoát khỏi tình trạng ngưng hoạt động. Cuối giai đoạn nằm im lìm, chúng sẽ bắt đầu nhúc nhích các cơ để tìm kiếm thức ăn. Số năng lượng còn lại vẫn đủ cho nó tìm được đường về với nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt