Những loài động vật cư xử giống như con người
Những con vật độc đáo với màu trắng đáng yêu của tự nhiên / Đêm Trăng tròn khiến động vật nổi thú tính
Trong nhiều thế kỷ, con người tin rằng họ tốt hơn những loài sinh vật khác. Con người có những phẩm chất tách biệt khỏi những sinh vật nhỏ bé hơn, như ngôn ngữ, chế tạo công cụ. Và hơn thế nữa, con người có ý thức, có tư duy, có lý trí, biết phân biệt đúng sai, việc gì nên làm việc gì không nên làm, còn con vật đa số chỉ sống với bản năng. Thế nhưng, sự thật là có một số đặc điểm và hành vi tưởng chừng như chỉ có ở con người lại xuất hiện ở những động vật khác.
Sóc đồng cỏ giao tiếp qua ngôn ngữSóc đồng cỏ còn gọi cầy thảo nguyên hay sóc chó, là loài gặm nhấm ăn cỏ biết đào hang có nguồn gốc từ những đồng cỏ ở Bắc Mỹ. Với đặc tính xã hội cao, cầy thảo nguyên sống trong các bầy lớn hoặc "thị trấn", và các gia đình cầy thảo nguyên có thể trải rộng hàng trăm mẫu Anh. Theo tờ New York Times, các con đực trong cùng một lãnh thổ bảo vệ nơi đó sẽ có hành vi thù địch với những con đực ở các gia đình khác để bảo vệ lãnh thổ của chúng. Những lần tương tác này có thể xảy ra 20 lần mỗi ngày và kéo dài khoảng năm phút. Khi hai con cầy thảo nguyên đụng độ nhau ở rìa lãnh thổ của chúng, chúng sẽ bắt đầu lườm nhau, làm các động tác vờn, xòe đuôi, nghiến răng và ngửi các tuyến mùi hương của nhau. Khi chiến đấu, cầy thảo nguyên sẽ cắn, đá và ủi vào nhau.
Thú vị hơn, các thành viên của một nhóm gia đình tương tác thông qua hình thức giao tiếp bằng miệng hoặc "hôn" và chải chuốt lẫn nhau. Chúng không thực hiện những hành vi này với những con cầy thảo nguyên đến từ các nhóm gia đình khác.
Chim Ác là “tổ chức” tang lễChim Ác là là một loài chim định cư trong khu vực châu Âu, phần lớn châu Á, tây bắc châu Phi. Nó có nhiều tên gọi như Ác là, bồ các, ác xắc, hỉ thước hay Ác là châu Âu. Đây là một trong vài loài chim trong họ Quạ (Corvidae) có tên gọi chung là Ác là và thuộc về nhánh phân tỏa cận Bắc cực của ác là "đơn sắc". Đặc biệt, loài chim này gắn liền với bất hạnh và phiền muộn.
Theo The Telegraph, những con chim ác là đã được quan sát trong một thời gian dài, nghiên cứu cho thấy chúng có hành vi không chỉ trông giống như đau buồn, mà còn rất giống như buổi lễ tưởng niệm. Một con chim ác là thấy thi thể của đồng loại nó sẽ dừng lại thăm dò một lúc, tiếp theo phát ra tiếng nói như thể "Frank! Frank! Dậy đi!" Nếu cơ thể đồng loại không phản ứng, con chim ác là sẽ bay đi, và sau đó quay lại vài phút sau với một vài ngọn cỏ đặt bên cạnh cơ thể chú chim kia. Đặc biệt hơn, các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng không chỉ có một con chim duy nhất làm điều này mà những con chim ác là khác sẽ tham gia vào nghi lễ. Chúng sẽ mang theo một loại cỏ riêng. Sau đó, những con chim sẽ đứng bên cạnh cơ thể một lúc trước khi bay đi.
Hành vi này cũng đã được quan sát thấy ở các giống quạ, vì vậy, điều này không có gì dị thường, mà thậm chí còn không phải là một hành vi chỉ giới hạn trong một loài.
Cá voi sát thủ cư xử theo văn hoá riêng biệtCá voi sát thủ (cá hổ kình) là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương, là phân loài cá heo lớn nhất. Hơn vậy, nó được biết đến như loài săn mồi đỉnh cao ở đại dương và không có kẻ thù tự nhiên xứng tầm nào ngoài con người. Theo tạp chí Smithsonian, “Loài hổ kình đã phát triển một loại hình văn hoá riêng biệt, truyền từ đời này sang đời khác”. Loại cá voi sát thủ di cư và loại định cư sống trong cùng một vùng nhưng luôn tránh nhau. Sở dĩ tổn tại điều này vì nó thuộc văn hoá riêng của loài cá voi sát thủ để tránh giao phối cận huyết, con đực và con cái kết đôi từ đàn khác.
Loài cá heo sát thủ có nhiều sự khác biệt giữa các nhóm về cách phát âm, thức ăn hay đặc điểm sinh thái học. Quần thể riêng rẽ ăn cá và động vật biển có vú đã được nhận diện tại xung quanh nước Anh. Lối sống thể hiện chế độ ăn uống của chúng: Những con cá voi sát thủ ăn cá tại Alaska và Na Uy không di trú, trong chúng tồn tại như 1 kết cấu xã hội.
Tinh tinh săn mồi bằng giáo
Loài tinh tinh rất thông minh nhưng cũng rất nguy hiểm. Theo IFLScience, tinh tinh không chỉ ăn thịt người, chúng còn sử dụng các công cụ để đập các loại hạt và một số trong chúng thậm chí còn sử dụng các công cụ để săn bắn. Hành vi này đã được giới chuyên gia quan sát trong một đội tinh tinh sống ở Sénégal. Giống như những con quạ New Caledonia, những con tinh tinh đặc biệt này không chỉ nhặt những vật thể ngẫu nhiên và sử dụng chúng để đánh lừa con mồi, chúng thực sự thiết kế các loại vũ khí để phục vụ một mục đích cụ thể.
Các nhà khoa học ghi lại được hình ảnh những con tinh tinh sử dụng cành cây, vặt bỏ lá và sau đó mài nhọn bằng răng chúng bằng răng. Tiếp theo là sử dụng những ngọn giáo thô để đâm những đứa trẻ đang ngủ. Việc này chứng tỏ rằng loài tinh tinh không chỉ là những thợ săn thông minh mà còn hiểm ác hơn con người nghĩ. Vì thế, con người hãy cẩn thận vì tinh tinh có thể chế tạo vũ khí hoặc nguy hiểm hơn, chúng thích ăn thịt người.
Hải cẩu “nhận nuôi” trẻ mồ côiBản năng làm cha mẹ mạnh mẽ đến mức một số động vật sẽ sẵn sàng nhận nuôi và chăm sóc con cái của các động vật khác, đôi khi cả động vật từ các loài khác. Bởi vì thiên nhiên đã lập trình cho các bậc cha mẹ với một mong muốn vô độ là quan tâm đến những thứ bất lực và dễ thương, và mong muốn đó mạnh mẽ đến mức nó vượt qua cả di truyền thực tế.
Theo BBC, hải cẩu voi phía bắc nuôi con non trên những bãi biển đông người và hải cẩu con đôi khi bị tách khỏi cha mẹ. Thông thường, hải cẩu mồ côi được hải cẩu cái bị mất con nhận nuôi, nhưng có nhiều hải cấu cái chưa có con vẫn sẵn sàng chăm sóc hải cẩu con bị bỏ rơi như con cái mình sinh ra. Việc nhận nuôi cũng xuất hiện ở nhiều loài chim hay ở các loài linh trưởng. Thỉnh thoảng, động vật sẽ nhận nuôi loài khác – chuyện này xảy ra khá thường xuyên. Các nhà khoa học gọi đây là "sự sống còn của những sinh vật dễ thương nhất."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?