Những loại “vũ khí côn trùng” khủng khiếp nhất trong mọi cuộc chiến
Ký họa một thời chiến tranh: Những giá trị vẫn còn nguyên vẹn / Chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Đến đầu thế kỷ XX vũ khí sinh học mới phát triển trên quy mô lớn và sau đó loại vũ khí này dần dần bị đi vào quên lãng. Tuy nhiên, vũ khí côn trùng trong các cuộc chiến trước đó đã giành được được nhiềuchiến thắngthực sự khủng khiếp trên chiến trường.
“Bom” bọ cạp
Là một trong những vũ khí lâu đời nhất diễn ra cách đây khoảng hai thiên niên kỷ. Trong chiến dịch đánh Lưỡng Hà, Hoàng đế La Mã Septimius Severus đã buộc phải dừng lại trước pháo đài Hatra, được bao quanh bởi những bức tường bất khả xâm phạm. Thay vì tấn công trực tiếp, người La Mã bắt đầu đi thu thập những con bọ cạp độc và ném vào bên trong thành. Điều này đã giết chết nhiều chiến binh Hatra, nhưng như một cuộc tấn công tâm lý đã phát huy hiệu quả, và buộc pháo đài phải đầu hàng.
Bọ cạp là vũ khí nguy hiểm thời cổ địa. Ảnh:popmech.ru. |
“Bom” ong
Ong được sử dụng như một loại vũ khí của người La Mã, và sau đó được nhiều dân tộc khác từ thời cổ đại cho đến ngày nay tiếp tục sử dụng. Mới đây, trong cuộc chiến tranh vệ quốc của Ethiopia chống phát xít Italy xâm lược (1935-1936), người Ethiopia đã sử dụng loài ong để chiến đấu với xe tăng Italy. Một tổ ong khi được ném vào bên trong xe tăng sẽ khiến toàn bộ kíp lái như rơi vào một cái bẫy, không còn cách nào khác ngoài việc sơ tán khỏi xe tăng.
Ngoài ra, người dân Nigeria thì sử dụng ong theo cách rất đơn giản. Họ cho ong vào một ống bằng gỗ và sau đó thổi bay chúng vào kẻ thù. Một phương pháp nguyên bản và đáng tin cậy hơn đã được sử dụng trong các lâu đài thời trung cổ ở Anh, Scotland và xứ Wales thì người ta nuôi ong trực tiếp trong các bức tường của pháo đài. Trong thời bình, những con ong bình thường sẽ đi thu thập mật và trong trường hợp bị bao vây thì chúng sẽ tấn công kẻ thù để bảo vệ pháo đài.
Ong được người Ethiopia sử dụng đểchống phát xít Italy xâm lược (1935-1936). Ảnh: popmech.ru. |
Đại dịch bọ chét
Bọ chét như một vũ khí côn trùng có vẻ không nguy hiểm như ong, nhưng thực tế mọi thứ lại hoàn toàn khác. Trong Thế chiến II, Nhật Bản đã sử dụng bọ chét bị nhiễm bệnh dịch hạch. Đầu tiên chúng được thử nghiệm trên các tù nhân và sau đó phân tán bằng cách sử dụng bom đặc biệt trên lãnh thổ Trung Quốc. Hậu quả của dịch bệnh bùng phát đã khiến khoảng 500 nghìn người chết.
Bọ chét là loài côn trùng nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm. Ảnh: popmech.ru. |
Côn trùng điều khiển từ xa
Ngày nay, côn trùng điều khiển từ xa được coi là một vũ khí tình báo lợi hại, không phải để gây sát thương, nhưng trong nhiều trường hợp nó phục vụ cho mục đích chiến tranh. Sau khi cấy các điện cực vào não của một con côn trùng, người ta có dùng chúng làm trinh sát cho các cuộc chiến đấu rất hiệu quả.
Vũ khí trinh sát rất hiệu quả trong chiến tranh. Ảnh: popmech.ru. |
Muỗi gây sốt vàng da
Muỗi gây sốt vàng da được đặt trong bom trong các thử nghiệm ở Hoa Kỳ vào những năm 1950. Chúng được coi là vũ khí đầy hứa hẹn trong trường hợp chiến tranh với Liên Xô, vì bệnh sốt vàng da ở Liên Xô không phải là một căn bệnh phổ biến, và việc tiêm chủng sẽ không được thực hiện.
Muỗi gây sốt vàng da. Ảnh: popmech.ru. |
Bọ cánh cứng Colorado
Bọ cánh cứng Colorado là một vũ khí sinh học thực sự, tất nhiên, chúng không thể gây hại trực tiếp cho kẻ thù, nhưng mà hơn thế chúng phá hoại cây trồng của kẻ địch. Các thí nghiệm đã từng được tiến hành với loài bọ này được cho là ở Đức Quốc xã, và sau đó, theo nhiều nguồn tin có thể được sử dụng ở Hoa Kỳ.
Bọ cánh cứng Colorado phá hoại mùa màng của kẻ địch. Ảnh: popmech.ru. |
Ruồi gây bệnh dịch tả
Ruồi gây bệnh dịch tả cũng được người Nhật sử dụng trong Thế chiến II. Chúng cho thấy hiệu quả thấp hơn so với bọ chét dịch hạch và chủ yếu được dùng như một vũ khí dự phòng.
Ruồi gây bệnh dịch tả cũng được người Nhật sử dụng trong Thế chiến II. Ảnh: popmech.ru. |
Muỗi Anopheles
Muỗi Anopheles (muỗi sốt rét) được phát triển ở Đức Quốc xã dưới dạng vũ khí sinh học và được thử nghiệm trong các trại tập trung. Tài liệu về điều này đã được công bố cho công chúng vào năm 2013 trong ấn phẩm của tạp chí Endeavour. Rất may mắn, muỗi Anopheles chưa từng được sử dụng thực tế trong chiến tranh nên loài người sẽ không phải chứng kiến tác dụng thực sự của chúng.
Muỗi Anopheles (muỗi sốt rét) được phát triển ở Đức Quốc xã. Ảnh: popmech.ru. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp
CLIP: Cuộc chạm trán sinh tử giữa báo và cá sấu, 'vua tốc độ' nhận cái kết đầy bi thảm
Mức cát xê rẻ mạt Lục Tiểu Linh Đồng nhận được sau 6 năm đóng vai Tôn Ngộ Không, còn không đủ tiền lấy vợ
Tại sao đàn ông cổ đại thích cưới những cô gái 13, 14 tuổi? Có ba lý do chính, mỗi lý do đều rất thực tế!
CLIP: Báo hoa mai tấn công và biến báo săn thành bữa ăn thịnh soạn