Khám phá

Những lời nguyền rùng rợn nhất thế giới, đến tổng thống Mỹ cũng không thoát được chuyện tâm linh

Giữa thế kỷ 20, truyền thông Mỹ xôn xao khi ghi nhận một vòng lặp đáng sợ liên quan đến các tổng thống của họ có liên quan đến lời nguyền Tecumseh.

Lời nguyền đáng sợ quanh viên kim cương tiền tỷ của quý bà giàu có / Thêm sự thật về lời nguyền xác ướp Tutankhamun

Những lời nguyền luôn là chủ đề mà nhiều người quan tâm. Chúng xuất hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ thể thao, khảo cổ, cho đến cả các chết của người nổi tiếng. Đôi khi người ta lý giải lời nguyền là sự hiểu lầm, nhưng cũng không ít trường hợp lời nguyền bí ẩn đến mức không ai giải thích được.

1. Lời nguyền lăng mộ vua Ba Lan

Năm 1973, một nhóm các nhà khảo cổ đã khai quật lăng mộ của vua Ba Lan Casimir IV Jagiellon ở Kroków, Ba Lan. Lăng mộ được xây dựng từ thế kỷ 15. Truyền thông phương tây đã rùm beng và cho rằng các nhà nghiên cứu đang mạo hiểm với lời nguyền lăng mộ.

Những lời nguyền rùng rợn nhất thế giới, đến tổng thống Mỹ cũng không thoát được chuyện tâm linh - Ảnh 1.
Tranh minh họa.

Không ai biết thực hư lời nguyền ra sao, nhưng ngay sau đó một số thành viên trong nhóm nghiên cứu đã qua đời. Nguyên nhân cuối cùng cũng được tìm ra là do một loại nấm chết người sinh trưởng bên trong lăng mộ có khả năng gây ra bệnh phổi khi hít phải.

2. Lời nguyền Tippecanoe (Tecumseh) khiến các tổng thống Mỹ sợ hãi

Thật hiếm khi giới chính khách quan tâm đến những lời nguyền. Thế nhưng vào giữa thế kỷ 20, truyền thông Mỹ xôn xao khi ghi nhận một vòng lặp đáng sợ liên quan đến các tổng thống của họ. Bắt đầu với William Henry Harrison và kết thúc với John F. Kennedy, người ta thống kê được rằng cứ 20 năm một lần, sẽ có một vị tổng thống Mỹ qua đời khi đang tại nhiệm.

Những lời nguyền rùng rợn nhất thế giới, đến tổng thống Mỹ cũng không thoát được chuyện tâm linh - Ảnh 2.

Trường hợp đầu tiên của vòng lặp này là Harrison, tổng thống đắc cử năm 1840. Sau đó, theo đúng quy luật 20 năm là Abraham Lincoln (đắc cử năm 1860 và 1864), James A. Garfield (năm 1880), William McKinley (năm 1900), Warren G Harding (năm 1920), Franklin D. Roosevelt (năm 1940, 1944) và John F. Kennedy *năm 1960). Chỉ có duy nhất mội người thoát khỏi vòng lặp này là Zachary Taylor (năm 1848).

Những lời nguyền rùng rợn nhất thế giới, đến tổng thống Mỹ cũng không thoát được chuyện tâm linh - Ảnh 3.
Tổng thống Harrison.

Những năm 1930, bảo tàng Ripley’s Believe It or Not tuyên bố vòng lặp kỳ quái này là do lời nguyên của Tecumseh – một thủ lĩnh bộ lạc Shawnee gây ra.

3. Lời nguyền Macbeth

Trong giới sân khâu cũng có không ít câu chuyện mang màu sắc tâm linh. Người ta thường không chúc nhau may mắn và kiêng nhắc đến từ "Macbeth" trong rạp, trừ phi diễn vở kịch này. Nguyên nhân là vì những thảm kịch kinh hoàng mỗi khi vở kịch được công diễn:

 

Những lời nguyền rùng rợn nhất thế giới, đến tổng thống Mỹ cũng không thoát được chuyện tâm linh - Ảnh 4.

Vào buổi diễn đầu tiên năm 1606, diễn viên thủ vai phu nhân của Macbeth, cậu bé Hal Beridz, đột ngột bị ốm rồi qua đời trước khi kịp bước ra sân khấu. Sau đó, chính Shakespear phải thế vai.

Năm 1672, vở kịch được dàn dựng ở Amsterdam, Hà Lan. Diễn viên thủ vai Macbeth đã giết chết vua Duncan ngay trước mắt khán giả bằng một thanh kiếm thật, thay vì kiếm đạo cụ.

Năm 1849, khi đang diễn vở kịch ở nhà hát Astor, New York, hai diễn viên xảy ra cãi cọ. Sau đó cãi cọ trở thành ẩu đả giữa các khán giả. Kết quả có hơn 30 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Những lời nguyền rùng rợn nhất thế giới, đến tổng thống Mỹ cũng không thoát được chuyện tâm linh - Ảnh 5.

Năm 1937, nhà hát Old Vic, London dựng lại vở kịch. Ngay này không sau người sáng lập nhà hát qua đời. Buổi diễn bị hoãn nhưng diễn viên thủ vai chính suýt thiệt mạng trong một vụ tai nạn và khi diễn cảnh cuối cùng anh ta vô tình làm bị thương một số bạn diễn.

Năm 1942, các diễn viên đóng vai vua Duncan và hai phù thủy đều qua đời, một trong số những người dựng vở kịch tự sát giữa cảnh diễn.

 

Những lời nguyền rùng rợn nhất thế giới, đến tổng thống Mỹ cũng không thoát được chuyện tâm linh - Ảnh 6.

Năm 1948, trong lúc dựng vở tại New York, có 26 diễn viên bị ốm và ba đạo diễn buộc phải thay thế. Chưa dừng lại ở đó, các diễn viên còn bị ngã từ sân khấu xuống đất, bị gãy xương chân, tay và sườn. Tệ hơn nữa, có người còn bị bắt giam và nhà cửa bị cướp bóc. Một nhà phê bình sân khấu chỉ trích vở kịch bị đột tử và nhà hát liên tục gặp tai nạn gây thiệt hại nghiêm trọng.

Chuỗi thảm họa liên quan đến vở kịch Macbeth được cho là vì trong hồi thứ tư của vở kịch, Shakespear đã đặt những thần chú quái gở vào miệng những con quỷ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm