Những nghi thức cầu tài lộc “độc nhất vô nhị" ở núi Bà Đen
Công trình đê biển nổi tiếng thế giới của Hà Lan / Đảo Santorini - “Thiên đường nơi hạ giới”
Núi Bà Đen được biết đến là một trong ba huyệt đạo thiêng nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là biểu tượng tâm linh của người Nam bộ.
Ngọn núi cao nhất miền Nam này không chỉ gắn với huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu được người dân miền Nam tôn kính, mà còn là miền đất thiêng liêng với cả một quần thể tâm linh kỳ vĩ trên đỉnh núi, với bức tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất châu Á.
Núi Bà Đen trong đêm
Hàng triệu du khách và Phật tử thập phương đến núi Bà quanh năm để cầu tài lộc, cầu may mắn, cầu duyên, cầu con và cả… xả xui.
Một nghi thức mà hầu như ai đến khu vực chùa Bà cũng thực hiện là thoa tay hoặc chùm áo choàng của tượng Quan Âm Bồ Tát lên đầu, lên người để cầu sức khỏe và may mắn.
Cũng ngay tại khu vực chùa Bà, rất nhiều người dân thỉnh cánh hoa thờ trong điện bà về để tắm.
Theo chị Phan Ánh Nguyệt (Tây Ninh), đun nước ấm và thả cánh hoa cúc được thỉnh từ điện Bà về để tắm sẽ giúp mình khỏe mạnh, mọi xui rủi sẽ qua.
Bên cạnh việc tụng kinh tại khu vực Cột kinh khắc kinh Bát Nhã bằng chữ Phạn ngay giữa trung tâm quần thể tâm linh trên đỉnh núi, rất nhiều người đến đây còn thực hiện một nghi thức độc đáo: ngồi dưới đại hồng chung ở khu vực chùa Bà và nghe tiếng chuông để tịnh tâm.
Nhiều người chia sẻ, ngồi dưới miệng hồng chung và nghe tiếng chuông âm vang cảm thấy vô cùng thanh tịnh và bình yên.
Âm thanh dưới miệng chuông không hề lớn mà rất nhẹ nhàng, có thể cảm nhận sóng âm liên tục lan tỏa xung quanh miệng chuông.
Thoa vạt áo Phật
Anh Phạm Hùng (Củ Chi) cho biết: “Tôi nghe nói âm thanh này cho cả những người cõi âm và cõi trên nghe được.
Vì vậy, ngồi cầu nguyện dưới miệng chuông sẽ có thể giải được vong âm, tiêu tan nghiệp chướng và đem lại may mắn”.
Phía trong hồng chung, có rất nhiều giấy dán tên tuổi, ngày tháng năm sinh của của cả người đang sống và đã mất.
Nhiều người tin rằng, dán giấy tại đây có thể gửi theo tiếng chuông để cầu an cho bản thân và cầu siêu cho người đã mất.
Ở trên đỉnh núi, ngay gần tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn có một nơi mà ai lên đây cũng ghé qua để cầu tài lộc là Miếu Sơn Thần.
Trong Miếu Sơn Thần thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, thờ Sơn thần và các chiến sĩ tử nạn tại núi Bà Đen.
Nhiều người chia sẻ, ngồi dưới miệng hồng chung và nghe tiếng chuông âm vang cảm thấy vô cùng thanh tịnh và bình yên
Đến Miếu Sơn Thần, một nghi thức mà ai cũng thực hiện là thỉnh đồng tiền xu cổ mang về để luôn mang theo trong người.
Tương truyền đồng xu tại đây đại diện cho trời đất, âm dương, giúp người mang theo xua đuổi tà khí và mang lại tài lộc, cho làm ăn suôn sẻ, phát đạt.
Lên đỉnh núi Bà Đen, nếu để ý, bạn sẽ thấy rất nhiều cây buộc thắt lại ở đầu lá. Đây cũng là một tập tục đặc biệt chỉ có ở núi này.
Sau khi đến Miếu Sơn Thần, rất nhiều người bước ra ngoài buộc lá để mong may mắn sẽ đến.
Chị Phạm Anh (Bình Dương) cho biết: “Mọi người tin rằng buộc lá chính là gói lại mọi xui rủi vào trong chiếc lá.
Những chiếc lá đã buộc này sẽ không có ai gỡ ra vì mọi người quan niệm khi gỡ ra vận xui rủi sẽ bám vào người”.
Đặc biệt, với rất nhiều người, một nắm đất hay một chút nước từ khe suối trên đỉnh núi đều ẩn chứa khí thiêng của huyệt đạo này.
Khách xếp hàng đi cáp treo
Theo Hòa thượng Thích Niệm Thới (Pháp chủ chùa Bà tại núi Bà Đen), khe suối trên núi Bà Đen được cho là có chứa vàng (vàng non), và rất nhiều người lên núi múc nước suối uống hoặc mang về.
“Nhiều người tin rằng mang nước khe suối tại núi Bà Đen về nhà chính là mang về tài lộc, may mắn và sức khỏe” - ông nói.
Trong tín ngưỡng của người Nam bộ, núi Bà Đen chính là một biểu tượng linh thiêng, nơi mọi người đến để “cầu được ước thấy", đến để gửi gắm niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp.
Ngày nay, núi Bà Đen không chỉ đông kín người vào dịp đầu xuân năm mới, mà đây còn là điểm đến hành hương quanh năm, nơi rất nhiều người trở đi trở lại nhiều lần như một điểm tựa linh thiêng và để tìm sự cân bằng trong thân tâm trí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ