Những nhân vật lịch sử Việt Nam sinh năm Thìn: có người được đặt tên cho con đường đẹp nhất Hà Nội
Quan Vũ rơi vào tay Đông Ngô bị mất đầu, vậy nếu bị bắt trong trận Di Lăng, liệu Lưu Bị có bị giết như cách Đông Ngô từng làm với Quan Vũ? / Quan Vũ bị tiêu diệt, bộ hạ dưới trướng giả chết lừa quân Ngô để về đất Thục, sau này trở thành trụ cột của nhà Thục Hán
Rồng luôn được coi là biểu tượng của những điều tốt đẹp, may mắn và hùng vĩ. Trong lịch sử nước ta không ít các hiền tài sinh năm con rồng đã có những thành tựu đáng nể.
Mạc Đĩnh Chi (1280-1350)
Ông có tên tự là Tiết Phu, sở hữu bản tính thông minh hơn người nhưng ngoại hình không quá đẹp. Khi lên 24 tuổi đã đỗ trạng nguyên dưới thời vua Trần Anh Tông. Thế nhưng vì ngoại hình có phần xấu xí mà ông không được vua để ý, chỉ được sung chức nội thư gia.
Sự tích về ông đó là khi đi sứ nhà Nguyên trong phòng có một bức trướng vẽ chim sẻ đậu trên cành trúc, khi tiến tới gần xem ông đã bị chê cười là quê mùa. Thế nhưng ông hiểu được hàm ý sâu xa của bức tranh này có phần không đúng, giải thích và được người Nguyên khâm phục.
Chu Văn An
Chu Văn An là người làng Thanh Liệt, ông đỗ thái học sinh rồi về nhà mở trường dạy học. Có rất nhiều người theo học Chu Văn An và thành tài, giữ chức vụ cao trong triều đình. Vào đời vua Trần Dụ Tông, là một vị quan liêm minh ông dâng sớ xin chém 7 gian thần nhưng không được chấp thuận. Sau đó ông cáo quan về ở ẩn tại huyện Chí Linh, thời gian này ông đã sáng tác hàng loạt tác phẩm thơ bằng chữ Hán.
Chu Văn An là nhà nho tiết tháo, cương trực và luôn đấu tranh cho chính nghĩa, ông có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà và là một thi sỹ của thiên nhiên.
Nguyễn Hữu Dật (1604-1681)
Ông sinh năm Giáp Thìn 1604, quê gốc ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung), tỉnh Thanh Hóa. Làm quan giúp chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) từ khi 18 tuổi rồi trở thành một viên tướng xuất sắc, có nhiều mưu lược.
Ông đã cầm quân đi đánh họ Trịnh nhiều lần và liên tiếp giành được thắng lợi. Cùng với Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến là ba trụ cột của chúa Nguyễn Đàng Trong.
Trương Định
Trương Định có tên thường gọi là Trương Công Định, ông sinh năm Mậu Thìn tại Tư Cung, phủ Bình Sơn nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1850 theo chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương ông đã chiêu mộ dân nghèo khai hoang. Ông chỉ huy nhân dân chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1859-1864.
Nguyễn Quang Bích (1832-1890)
Nguyễn Quang Bích tự là Hàm Huy, hiệu Ngư Phong, còn có tên là Ngô Quang Bích là quan nhà Nguyễn, nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng Tây Bắc. Chí sỹ cận đại.
Ông đỗ Hoàng GIáp rồi được bổ làm Tri phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, hưởng ứng phong trào Cần Vương ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo kháng chiến tại Bắc Kỳ.
Phan Đình Phùng (1843-1896)
Phan Đình Phùng hiệu là Châu Phong (tuổi Giáp Thìn), là một lãnh tụ tiêu biểu của phong trào yêu nước chống Pháp vào cuối thế kỷ 19.
Ông sinh năm 1843, ở làng Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), trong một gia đình nho học. Phan Đình Phùng là con cụ phó bảng Phan Đình Tuyến, em ruột chí sĩ Phan Đình Thông và cử nhân Phan Đình Thuật, anh ruột phó bảng Phan Đình Vận, chí sĩ, Anh hùng chống Pháp.
Thời nay cái tên Phan Đình Phùng còn được đặt cho một con phố tại Hà Nội, phố Phan Đình Phùng được đánh giá là một trong những con đường đẹp nhất thủ đô bởi hai bên đường có những cây cao bóng mát. Mỗi một mùa hai hàng cây sẽ thay đổi lá khiến cho quang cảnh nơi đây đẹp mê hồn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ