Khám phá

Những nữ "Samurai" quả cảm bị lịch sử Nhật Bản lãng quên, chặt đầu đối thủ thể hiện chiến tích

Khác với hình ảnh hiền dịu, nhẹ nhàng gắn liền với người phụ nữ Nhật Bản, những Onna-bugeisha mạnh mẽ, can trường và thiện chiến không kém gì nam giới.

Kyushu - Cái nôi của nền văn minh Nhật Bản / Những ý tưởng kỳ lạ ở Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản, người ta có thể nghĩ ngay đến rất nhiều thứ, một trong số đó chính là hình ảnh của những Samurai dũng mãnh, thiện chiến và đầy kiêu hãnh. Thường thì hình ảnh Samurai sẽ gắn liền với nam giới, nhưng trên thực tế, những nữ Samurai hay còn được gọi là Onna-bugeisha cũng từng đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ đất nước.

Trước khi thuật ngữ "Samurai" trở nên phổ biến và được mặc định chỉ những nam chiến binh, theo nhiều ghi chép từ những năm 200 sau Công nguyên, hình ảnh các nữ chiến binh đồng hành cùng "đồng nghiệp" của họ đã trở nên quen thuộc với người dân Nhật xưa. Họ được gọi với cái tên Onna-bugeisha, nghĩa là nữ chiến binh.

Onna-bugeisha: Những nữ "Samurai" quả cảm bị lịch sử Nhật Bản lãng quên, chặt đầu đối thủ thể hiện chiến tích - Ảnh 1.

*Trong bài viết này, thuật ngữ Samurai sẽ dùng để chỉ nam chiến binh và Onna-bugeisha để chỉ nữ chiến binh.

Onna-bugeisha là ai?

Hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản xưa trong hình dung của nhiều người vốn gắn chặt với nét chung của nền văn hóa Á Đông: hiền dịu, cẩn trọng, chu toàn, giàu đức hi sinh, tần tảo nội trợ, chăm chút cho các thành viên trong gia đình, hỗ trợ chồng con... Tuy nhiên, những Onna-bugeisha lại hoàn toàn khác; họ mạnh mẽ, can trường không kém một người đàn ông nào.

Onna-bugeisha thường xuất thân từ tầng lớp quý tộc Nhật Bản, là con gái hoặc vợ của Samurai, từ nhỏ đã được làm quen với việc chiến đấu để phòng thân, bảo vệ gia đình khi những người đàn ông phải ra trận. Đồng thời, nhiều nữ chiến binh cũng tham gia chiến đấu trên chiến trường. Các nhà khảo cổ học cho biết, trong các bộ hài cốt ở chiến trường xưa, có khoảng 30% là nữ giới.

Onna-bugeisha: Những nữ "Samurai" quả cảm bị lịch sử Nhật Bản lãng quên, chặt đầu đối thủ thể hiện chiến tích - Ảnh 2.

Nếu các Samurai sử dụng kiếm Katana thì Onna-bugeisha sẽ có vũ khí dành riêng cho họ được gọi là Naginata, thanh kiếm với phần lưỡi được uốn cong và chiều dài đặc biệt giúp giữ thăng bằng tốt hơn. Trong những năm tháng yên bình của thời Edo, Naginata trở thành biểu tượng của địa vị cao quý và là một phần trong của hồi môn dành cho những phụ nữ giới quý tộc.

Onna-bugeisha đầu tiên là một nữ hoàng

Hoàng hậu hay Thiên hoàng Jingu (169-269) được xem là nữ chiến binh đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Sau cái chết của chồng - Thiên hoàng Chuai, bà lên ngôi và đích thân lãnh đạo trận chiến với Silla (Hàn Quốc ngày nay). Bất chấp các quan niệm và lễ nghi của thời phong kiến, Hoàng hậu Jingu đã thể hiện sức chiến đấu của một người phụ nữ.

 

Bà được cho là đang mang thai khi chuẩn bị tham gia trận chiến, tuy nhiên không vì vậy mà chùn bước, Hoàng hậu đã anh dũng tiến ra sa trường, dẫn đầu binh sĩ chiến thắng mà không đổ một giọt máu. Với tài thao lược của mình, bà đã cai trị đất nước trong 70 năm tiếp theo, sau đó truyền ngôi cho con trai là Thái tử Ojin.

Bất chấp những tranh cãi xoay quanh sự tồn tại của Hoàng hậu Jingu, năm 1881, Chính phủ Nhật Bản vẫn quyết định chọn bà là người phụ nữ đầu tiên được in hình trên tờ tiền Nhật Bản.

Onna-bugeisha: Những nữ "Samurai" quả cảm bị lịch sử Nhật Bản lãng quên, chặt đầu đối thủ thể hiện chiến tích - Ảnh 3.

Tomoe Gozen: Nữ chiến binh nổi tiếng nhất

Giữa năm 1180-1185, cuộc chiến giành quyền cai trị giữa hai gia tộc Minamoto và Taira đã nổ ra. Chính cuộc chiến này đã mang đến Onna-bugeisha nổi tiếng nhất trong lịch sử - Tomoe Gozen.

Sở hữu tài năng vượt trội trên chiến trường và trí tuệ sắc bén, Tomoe Gozen được ví như "chiến binh trị giá hàng nghìn người, sẵn sàng đối đầu với thần hay quỷ". Sở trường của bà là bắn cung, cưỡi ngựa, sử dụng thành thạo kiếm Katana.

 

Năm 1184, bà dẫn dắt 300 Samurai của Minamoto tham gia trận chiến chống lại 2.000 chiến binh tộc Taira và là một trong năm người còn sống sót. Cùng năm đó, trong trận Awasu, Gozen đánh bại chiến binh giỏi nhất của tộc Musashi - Honda no Moroshige và chặt đầu ông, giữ lại như một chiến tích.

Onna-bugeisha: Những nữ "Samurai" quả cảm bị lịch sử Nhật Bản lãng quên, chặt đầu đối thủ thể hiện chiến tích - Ảnh 4.

Tome Gozen được biết đến là một trong số ít những nữ chiến binh tham gia vào trận chiến với vị trí tấn công - Onna Musha, thay vì chiến đấu phòng thủ như nhiều Onna-bugeisha khác. Với năng lực ấy, quân đội phục tùng và tin tưởng bà. Về sau, Tomoe Gozen tham gia vào lĩnh vực chính trị và ngày càng thể hiện rõ tài năng xuất chúng của mình, được công nhận là vị tướng đầu tiên của Nhật Bản.

Nakano Takeko là Onna-bugeisha cuối cùng?

Trong Trận chiến Aizu năm 1868, nữ chiến binh 21 tuổi tên là Nakano Takeko, con gái của một quan chức cấp cao trong triều đình, đã lãnh đạo một nhóm nữ - được gọi là Joshitai, chống lại lực lượng của Thiên hoàng.

Dưới sự chỉ huy của Takeko, Joshitai đã chiến đấu với các Samurai, giết chết nhiều chiến binh đối phương trong những trận cận chiến. Tuy nhiên, Takeko không may tử nạn, trước khi trút hơi thở cuối cùng, cô yêu cầu chị gái chặt đầu của mình để không trở thành chiến tích của kẻ thù. Về sau, nơi chôn cất đầu của cô, bên dưới gốc cây thông trong ngôi đền Aizo Bangemachi, đã được xây dựng một tượng đài tưởng niệm.

 

Nakano Takeko được nhiều người coi là Onna-bugeisha vĩ đại cuối cùng và trận chiến Aizu được gọi là trận địa cuối cùng của các nữ chiến binh. Ngay sau đó, Mạc phủ - chính quyền quân sự phong kiến của Nhật Bản - sụp đổ, để lại cho triều đình Hoàng gia nắm quyền lãnh đạo, đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên của các Samurai.

Onna-bugeisha: Những nữ "Samurai" quả cảm bị lịch sử Nhật Bản lãng quên, chặt đầu đối thủ thể hiện chiến tích - Ảnh 5.

Thành thạo nhiều kĩ năng chiến đấu

Bên cạnh Naginata, Onna-bugeisha cũng sẽ sử dụng vũ khí tầm xa như cung tên để tạo nên lợi thế bù đắp cho những bất lợi về sức mạnh đối với phái nữ. Một số Onna-bugeisha cũng sử dụng Kaiken, một loại dao găm theo truyền thống chỉ được sử dụng bởi các Samurai, hữu ích trong cận chiến.

Họ cũng được đào tạo nhiều loại võ thuật và kỹ thuật chiến đấu. Bên cạnh đó, là con gái của tầng lớp quý tộc, họ phải học các môn khoa học, toán, văn và ngoại giao. Về cơ bản, Onna-bugeisha là người toàn diện về mọi mặt.

Địa vị thay đổi trong thời kì Edo

 

Thời kỳ Edo vào đầu thế kỷ 17 đã chứng kiến một sự thay đổi lớn đối với địa vị của phụ nữ ở Nhật Bản, mặc dù họ tiếp tục chiến đấu trong các trận chiến nhưng vị thế đã giảm đi đáng kể. Nhiều Samurai cho rằng phụ nữ chỉ nên ở nhà, không thích hợp làm bạn đồng hành trong các cuộc chiến. Việc đi lại trong thời kỳ Edo trở nên khó khăn đối với các Onna-bugeisha nếu không có người đồng hành là nam giới đi cùng.

Onna-bugeisha: Những nữ "Samurai" quả cảm bị lịch sử Nhật Bản lãng quên, chặt đầu đối thủ thể hiện chiến tích - Ảnh 6.

Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu trở thành "vật trao đổi" cho giấc mơ thành công và quyền lực thông qua các cuộc hôn nhân chính trị. Lý tưởng về sự mạnh mẽ, can trường đã được thay thế bằng sự phục tùng đầy trầm lặng, thụ động.

Về sau, những người viết lại lịch sử Nhật Bản, bằng cách nào đó đã mặc định Samurai hay các chiến binh đều là đàn ông, phủ nhận những chiến tích của các Onna-bugeisha và hình ảnh người phụ nữ Nhật bị đóng khung trong những bộ Kimono nữ tính, hiền dịu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm