Những "ông bố" tuyệt nhất thế giới động vật
Tìm thấy hóa thạch động vật có họ với khủng long / Loạt ảnh khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng ám ảnh về sức ảnh hưởng kinh hoàng của ô nhiễm môi trường đối với các loài động vật
Chim Emu đực làm nhiệm vụ ấp trứng. Ảnh: Bill Bachman/Alamy
Charles Darwin đã từng bị thu hút bởi sự đảo chiều trong vai trò làm "cha mẹ" của loài chim Emu (chim đà điểu Úc). Ông để ý thấy rằng chim "bố" không chỉ thực hiện nhiệm vụ ấp trứng mà còn phải bảo vệ chim non khỏi chính "mẹ" của chúng. Ông miêu tả chim bố “hiền lành và tốt bụng” trong khi chim mẹ “thô bạo, thích gây gổ và ồn ào”.
"Ông bố" ấp trứngRệp nước khổng lồ bố mang trứng trên lưng. Ảnh: John Cancalosi/Getty
Sự chăm sóc của "bố mẹ" thường rất hiếm ở thế giới côn trùng. Tuy nhiên, loài rệp nước khổng lồ là một ngoại lệ. Sau khi giao phối, con cái dính khoảng 150 quả trứng lên lưng rệp đực. Rệp đực sau đó dành một vài tuần làm sạch và thông khí cho trứng. Khi trứng nở, nhiệm vụ của rệp "bố" đã hoàn thành nhưng chúng cũng có thể ấp thêm ba lần như thế trước khi mùa sinh sản kết thúc.
"Ông bố" trách nhiệm
Khỉ vàng sư tử Tamarin bố tại Brazil. Ảnh: Kevin Schafer
Rất ít loài linh trưởng trong thiên nhiên hoang dã có những "ông bố" đảm đang. Tuy nhiên, với loài khỉ Callitrichidae – một họ khỉ Tân thế giới, khỉ cha cũng thực hiện việc chăm sóc con cái như khỉ mẹ, trừ việc cho con bú. Loài khỉ vàng sư tử Tamarin có một hệ thống nuôi dạy con cái yêu cầu khỉ đực chịu trách nhiệm cho khỉ con.
"Ông bố" chu đáoChim nước Jacana ở châu Phi. Ảnh: Tony Heald/naturepl.com
Chim con thường cần rất nhiều thức ăn, do đó 90% các loài chim đều cần cả chim "bố" và "mẹ" chăm sóc cho chim non. Tuy nhiên, việc chỉ có chim "bố" chăm sóc lại rất phổ biến với loài chim nước Jacana ở châu Phi. Chim Jacana đực làm tất cả mọi việc, từ xây tổ, ấp trứng cho đến nuôi chim non cho tới khi chúng có thể tự bảo vệ mình. Chim "bố" thậm chí còn có thể mang trứng dưới cánh để chuyển tới một tổ khác khi có nguy hiểm rình rập.
"Ông bố" mang trứng trên lưngCóc đực mang trứng bằng chân sau. Ảnh: Mike Linley/Getty
Loài cóc này duy trì nòi giống bằng phương pháp thụ tinh ngoài. Việc làm "cha mẹ" bắt đầu khi cóc cái đẻ trứng ra ngoài môi trường, sau đó cóc đực sẽ thụ tinh cho chúng, bao bọc chúng bằng chân sau của mình và chờ cho tới khi trứng sẵn sàng để nở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Con khỉ nghịch ngợm, cầm rắn hổ mang chơi như thú cưng nhưng cái kết mới khiến người xem giật mình
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
Bà lão dọn dẹp nhà cửa tìm thấy cổ vật ngàn năm, bàng hoàng phát hiện gốc tích tổ tiên không hề tầm thường
CLIP: Đi lạc vào địa bàn của sư tử, ngựa vằn con chết thảm