Trang điểm mắt
Dĩ nhiên, trang điểm mắt không phải phát minh gì quan trọng như
lửa hay bánh xe, nhưng nó cũng là phát minh tồn tại lâu đời với
người Ai Cập cổ đại. Lần đầu tiên, họ phát minh ra việc trang điểm
cho mắt là 4000 năm trước Công nguyên và dĩ nhiên, nó chưa từng lỗi
mốt. Ấn tượng hơn nữa, những nét văn hóa gắn liền với nghệ thuật
trang điểm, người ta vẫn dùng đến những công nghệ mà người Ai Cập
cổ đại đã dùng từ ngàn năm trước. Họ kết hợp nhọ nồi với một loại
khoáng sản tên là galena để tạo ra một loại thuốc mỡ màu đen – được
gọi là kohl, mà đến tận ngày nay vẫn nổi tiếng. Còn với loại phấn
mắt màu xanh thì họ kết hợp khoáng sản malachite và galena.
Ngôn ngữ viết
Hệ thống chữ viết của người Ai Cập bằng hình vẽ được phát hiện
có niên đại từ 6000 năm trước Công nguyên. Ban đầu nếu chỉ là những
hình vẽ diễn tả ý nghĩa của từ nó thể hiện, nhưng lại có giới hạn.
Họ đã thêm những yếu tố khác vào hệ thống chữ viết – những yếu tố
này có nét giống với bảng chữ cái La tinh ngày nay để thể hiện âm
thanh để họ viết tên và những ý khác.
Ngày nay, người ta đều biết người Ai Cập sáng tạo ra chữ tượng
hình, gồm những chữ cái La tinh, biểu tượng âm thanh – một bức
tranh tượng trưng cho một từ. Những bức tranh được tìm thấy trong
hầm mộ của người Ai Cập cổ và nhiều nơi khác kể về những câu chuyện
chiến tranh, chính trị và văn hóa, giúp cho chúng ta hiểu hơn về
họ. Dĩ nhiên, nhờ những văn tự cổ bằng đá, chúng ta mới dịch được
những ghi chép đó – kết thúc thời kì 1500 năm bí ẩn ngôn ngữ của
người Ai Cập.
Giấy cói
Người Trung Quốc phát minh ra giấy khoảng 140 năm trước Công
nguyên, nhưng trước đó người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra giấy cói
từ ngàn năm trước. Vì dọc theo sông Nin và những vùng khác ở đây
mọc rất nhiều cây cói vì thế họ đã nghĩ đến việc làm ra những tờ
giấy dai để lưu trữ những văn bản và những vật dụng thiết yếu khác.
Sau khi phát minh ra giấy cói, họ lưu trữ mọi thứ từ văn học đến âm
nhạc.
Người Ai Cập cổ đại đã lưu giữ bí mật làm giấy cói trong suốt
một thời gian dài để có thể giao dịch, buôn bán giấy cói đi khắp
mọi nơi. Vì không có tài liệu lưu trữ, nên mãi cho đến năm 1965,
giáo sư Hassan Ragab mới tìm được cách sản xuất giấy cói.
Lịch
Đối với người Ai Cập cổ đại thì lịch mang một ý nghĩa rất lớn
ảnh hưởng đến vấn đề đói nghèo của họ. Không có lịch, người Ai Cập
cổ đại không thể biết được khi nào nước sông Nin dâng lên và ảnh
hưởng rất nhiều đến nông nghiệp, nên từ vài ngàn năm trước họ đã
dùng đến lịch rồi.
Vì gắn liền với việc trồng cấy nên lịch của người Ai Cập cũng
chia thành 3 mùa chính: cải tạo đất, trồng cấy và thu hoạch. Mỗi
mùa có 4 tháng, mỗi tháng 30 ngày, 1 năm có 360 ngày – ngắn hơn so
với lịch hiện đại.
Lưỡi cày
Các nhà lịch sử gia cũng không rõ lưỡi cày có từ bao giờ, nhưng
có nhiều bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đã dùng đến lưỡi cày
từ 4000 năm trước Công nguyên. Vì được làm bằng tay nên những chiếc
lưỡi cày này thường rất nhẹ và không thể cày sâu vào trong đất như
lưỡi cày ngày nay. Thêm vào đó, những chiếc lưỡi cày này vẫn phải
dùng đến sự hỗ trợ của sức động vật.
Nhưng đến khoảng 2000 năm trước Công nguyên, họ đã sử dụng đến
động vật có sừng. Những mẫu thiết kế đầu tiên, lưỡi cày
thường gắn với sừng của chúng nhưng vẫn cho phép chúng có thể
thở. Sau đó, thì người ta điều chỉnh và làm ra một chiếc cày hiệu
quả hơn. Việc cải tạo lưỡi cày gắn liền với việc trồng cấy và dòng
nước từ sông Nin, việc trồng cấy đã nhẹ nhàng hơn nhiều đối với
người Ai Cập cổ.
Kẹo bạc hà
Cũng giống như trong cuộc sống ngày nay, vấn đề hôi miệng cũng
gắn liền với các vấn đề về răng miệng đối với người Ai Cập cổ.
Nhưng không giống như chúng ta gặp vấn đề răng miệng do các chất
tạo ngọt trong thức ăn mà là những loại bánh mì họ ăn quá cứng và
gây ảnh hưởng đến răng.
Người Ai Cập không có phương pháp nào chữa răng miệng. Vì thế họ
luôn phải chịu đựng cơn đau răng không ngừng. Để giảm thiểu mùi hôi
miệng, họ làm ra những viên kẹo bạc hà đầu tiên từ hương trầm, chất
nhựa thơm và quế, được đun cùng mật ong và cắt nhỏ thành viên.
Bowling
Ở Narmoutheous, khoảng 90km về phía Nam Cairo, Ai Cập, các nhà
khảo cổ đã tìm thấy một căn phòng gồm những cái rãnh dài và rất
nhiều quả bóng với nhiều kích cỡ có niên đại từ thời kì người La Mã
thống trị nơi đây, giữa thế kỉ 2 – 3 sau Công nguyên. Những chiếc
rãnh này dài khoảng 3,9m, rộng khoảng 20cm, và sâu khoảng 9,6cm
cùng với một ô đất rộng khoảng 11,9cm2 ở giữa.
Không giống như bowling thời nay là phải ném đổ những con ky,
thì người Ai Cập cổ đại lại ném bóng về ô đất ở giữa đó. Người chơi
sẽ phải ở hai phía đối diện đầu các rãnh, để ném những quả bóng
kích cỡ khác nhau vào ô đất ở giữa và dĩ nhiên, ngăn cản bóng của
đối phương.
Cạo đầu và cắt tóc ngắn
Có lẽ người Ai Cập cổ là người đầu tiên chú ý đến việc làm đẹp
với tóc, nhưng họ cũng biết rằng những kiểu tóc dài hay để râu
không hợp với thời tiết ở vùng đất của mình. Vì thế mà họ đã thường
xuyên cắt tóc ngắn hoặc cạo đầu và mặt thường xuyên. Trong văn hóa
của họ, thì người nào thường cạo lông sạch sẽ được coi là thời
trang và cao cấp, còn những người râu ria rậm rạp thì gắn với tầng
lớp nghèo.
Người Ai Cập cổ đại cũng vì thế mà sáng tạo ra những dụng cụ để
cạo lông như là bộ dao cạo làm từ đá sắc với tay cầm bằng gỗ, và
sau đó được thay bằng dao cạo kim loại.
Tuy vậy, người Ai Cập cổ thường xuất hiện với những bộ tóc và
râu giả, trong đó thường là vua và hoàng hậu. Những bộ râu giả có
rất nhiều hình dạng, và thể hiện tầng lớp xã hội người đó thuộc về.
Người thường thì chỉ đeo những bộ râu giả dài khoảng 5cm trong khi
đó những vị vua lại đeo những bộ dài hơn. Những vị thánh của người
Ai Cập cổ cũng đeo những bộ râu dài và đắt giá.
Khóa cửa
Những thiết bị khóa cửa này đã được người Ai Cập sử dụng sớm
nhất từ 4000 năm trước Công nguyên, chỉ là hệ thống khóa pin thường
thấy – then cửa được nối với hệ thống pin và phải cần đến chìa khóa
để mở được. Khi chiếc chìa khóa được cắm vào và đẩy về trước, khiến
cho những khớp nối trượt ra và kéo then cửa ra.
Điểm bất lợi duy nhất của hệ thống khóa này là kích cỡ quá to
của nó. Cái lớn nhất có thể dài đến 0,6m. Hệ thống khóa của người
Ai Cập cổ an toàn hơn so với hệ thống khóa của người La Mã sau đó.
Khóa của người La Mã được giấu trong cửa và so với của người Ai Cập
thì nó dễ dùng hơn rất nhiều.
Kem đánh răng
Vì phải chịu nhiều vấn đề răng lợi, người Ai Cập cổ đã phải tìm
mọi cách để giữ răng miệng sạch sẽ. Những nhà khảo cổ đã tìm thấy
những tuýp kem đánh răng bên cạnh những xác ướp, với ý nghĩa dành
cho những chết có thể làm sạch răng kể cả họ đã sang thế giới bên
kia. Cùng với người Babylon cổ đại, họ đã có những chiếc bàn chải
đánh răng làm bằng gỗ đầu tiên.
Nhưng người Ai Cập cổ còn sáng tạo ra một loại dung dịch làm
sạch, giống như kem đánh răng. Thành phần của loại kem đánh răng
này gồm móng động vật, tro thuốc, vỏ trứng cháy và đá bọt. Các nhà
khảo cổ còn khám phá ra công thức kem đánh răng cải tiến và những
văn tự ghi lại hướng dẫn việc đánh răng từ thế kỉ thức tư sau Công
nguyên. Công thức này gồm có một lượng đá muối, bạc hà, hoa iris
khô và tiêu để có tác dụng làm trắng răng.