Khám phá

Những phong tục tập quán của người Việt Nam trong dịp lễ Tết Nguyên đán

Lễ Tết Nguyên đán luôn mang nét đặc biệt, cổ truyền và vô cùng văn hóa. Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, chúng ta vẫn giữ gìn được nét bản sắc văn hóa dân tộc.

Thời phong kiến cổ đại, ngày nghỉ của các quan lại được tính như thế nào, một năm có bao nhiêu ngày nghỉ lễ Tết? / Đón xuân về, dân sành chơi hoa Tết đều biết đến 5 loại đào này, có loại giá bán lên đến cả trăm triệu

Chợ Tết

Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là không khí ngày lễ hội. Chợ Tết thường được bố trí ở những bãi đất rộng, cũng có thể diễn ra ngay nơi chợ thường ngày.

Ảnh minh họa

Cây nêu ngày Tết

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5-6m. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ). Đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tạo thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai.

Câu đối Tết

Vào tết, các nhà thường trang trí nhà cửa và không thể thiếu một hoạt động là tục treo câu đối đỏ ngày Tết. Những câu đối này thường được viết bằng chữ nho và mang hàm ý may mắn, chúc mừng năm mới.

Hoa Tết

 

Việc sắm một vài cành hoa ngày tết vẫn được dân ta giữ gìn cho tới ngày nay, không chỉ những bông hoa cắm trên bàn thờ mà còn có rất nhiều loài hoa khác được sắm vào dịp lễ này. Miền Bắc thường chọn hoa đào, miền Trung và Nam thường sẽ sử dụng mai vàng, tùy thuộc vào mỗi khu vực, khí hậu để lựa chọn hoa phù hợp.

Màu ngày tết

Tết thường sẽ trưng trổ những món đồ màu đỏ, lấy may mắn, theo quan niệm, màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ.

Lễ tổ tiên ngày Tết

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên.

 

Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. “Về quê ăn Tết” đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.

Dọn bàn thờ

Cả một năm thường chúng ta sẽ không động vào bàn thờ, những dịp cuối năm là dịp thích hợp để dọn dẹp lại bàn thờ, tân trang lại mọi thứ. Tùy theo từng nhà và vị trí sắp đặt khác nhau mà người ta có thể bày biện bàn thờ một cách hợp lý nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm