Những phụ nữ da màu từng chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ
Rò rỉ nội dung báo cáo mật theo dõi đĩa bay của Mỹ / Những bí mật “chấn động” về công nghệ UFO của quân đội Mỹ
Khi bước vào cuộc đua bầu cử tổng thống năm 2020, Kamala Harris gây ấn tượng với khuôn mặt đầy đặn và nước da đỏ-vàng, gợi nhớ tới một chính trị gia trước đây: Shirley Chisholm - người đã làm nên lịch sử năm 1972 sau khi trở thành phụ nữ da màu đầu tiên chạy đua giành đề cử chính thức của đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Mỹ. Mặc dù cả Chisholm và Harris đều không trở thành người được đề cử chính thức, nhưng họ là những ứng viên đã đem lại hy vọng cho hàng triệu người, đặc biệt là những phụ nữ da màu về hy vọng có thể chạm tới mục tiêu khó như vậy.
Chisholm và Harris đều thuộc về một nhóm các phụ nữ da màu từng chạy đua vào Nhà Trắng, thách thức những kỳ vọng “hạn hẹp” của xã hội đối với phụ nữ trong những cuộc đua như vậy.
“Là một phụ nữ da màu, bạn không thể để thế giới bên ngoài định nghĩa con người bạn, vì nếu làm vậy, bạn sẽ chẳng thể làm nên được điều gì hay trở thành một điều gì đó”, Shola Lynch, Giám đốc phụ trách dự án phim tài liệu năm 2004 về Chisholm, cho biết.
Khi tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021, bà Kamala Harris chỉ còn cách “một nhịp đập trái tim” với vị trí cao nhất nước Mỹ. Những gì bà đạt cho tới nay là sự tiếp nối từ những người phụ nữ da màu đã từng chạy đua vào ghế tổng thống trước bà.
Charlene Mitchell
Dù nhiều người nhầm lẫn rằng Chisholm là phụ nữ da màu đầu tiên chạy đua vào Nhà Trắng, nhưng Charlene Mitchell mới thực sự là người đầu tiên làm điều đó. Ở tuổi 38, Mitchell bước vào cuộc đua năm 1968 trên tấm vé của đảng Cộng sản, cùng đối tác tranh cử Michael Zagarell - Giám đốc thanh niên quốc gia của đảng này. Quan điểm tranh cử của Mitchell là chống cực đoan và bất bình đẳng kinh tế. Tuy nhiên, tên của bà chỉ xuất hiện trên lá phiếu của 2 tiểu bang.
Shirley Chisholm
Với phương châm “kiên quyết và không ngại ngùng”, Chisholm tham gia cuộc đua tổng thống sau Mitchell 4 năm. Bà đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ hạ nghị sỹ người Mỹ gốc Phi đầu tiên vào năm 1968, sau khi phục vụ trong cơ quan lập pháp tiểu bang New York. Chisholm đấu tranh cho những người có thu nhập thấp, phụ nữ và các nhóm yếu thế khác. Bà cũng ưu tiên các vấn đề liên quan đến lĩnh vực việc làm và giáo dục, vì bà có kiến thức nền tảng về giáo dục.
“Ở một thời điểm nhất định, bà ấy nhận ra rằng không ai cho mình cơ hội trừ khi bản thân tự tạo ra cơ hội cho chính mình, và bà ấy có thể làm được điều đó. Bà được một nhóm các nhà hoạt động trong khu vực bầu cử của mình ủng hộ”, Lynch nói.
Tuy nhiên, thành công của Chisholm trong lĩnh vực chính trị sẽ không đến nếu không có những thay đổi xã hội mà phong trào dân quyền đã thúc đẩy. Bà Chisholm qua đời năm 2005.
Margaret Wright
Việc Chisholm tranh cử tổng thống gây xôn xao dư luận. Điều này đã truyền cảm hứng và tạo động lực để nhà tổ chức cộng đồng và nhà hoạt động dân quyền Margaret Wright tranh cử trên tấm vé của đảng Nhân dân vào năm 1976. Wright quan tâm sâu sắc đến các vấn đề như cải cách giáo dục, quyền lao động và bình đẳng chủng tộc. Bà qua đời năm 1996.
Isabell Masters
Nhà giáo dục Isabell Masters thành lập đảng chính trị của riêng mình, được gọi là đảng Nhìn lại, để hoạt động trong các chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1984, 1992, 1996, 2000 và 2004.
Năm chiến dịch tranh cử tổng thống của Masters là nhiều nhất đối với bất kỳ phụ nữ nào trong lịch sử Mỹ. Bà qua đời năm 2011.
Lenora Fulani
Khi tranh cử tổng thống vào năm 1988, tên của nhà tâm lý học Lenora Fulani đã xuất hiện trên lá phiếu của mọi tiểu bang ở Mỹ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm được điều này.
Cũng chính điều đó đã giúp bà giành được nhiều phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống hơn bất kỳ phụ nữ nào khác trước đó. Fulani cho rằng, hệ thống hai đảng ở Mỹ là bất lợi đối với những người da màu ở Mỹ.
“Việc tôi tham gia vào cuộc đua tổng thống ở một đảng thứ ba dựa trên mong muốn tìm ra lối thoát khỏi hệ thống hai đảng, vì điều này không chỉ thù địch với những người Mỹ da màu mà còn thù địch với sự tham gia dân chủ của tất cả người dân Mỹ”, bà Fulani nói.
Monica Moorehead
Là ứng cử viên của Đảng Thế giới Công nhân, Monica Moorehead - một giáo viên, đã tranh cử tổng thống vào các năm 1996, 2000 và 2016. Đảng Thế giới Công nhân là một đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đấu tranh cho cách mạng xã hội.
Trước cuộc bầu cử năm 2016, Moorhead giải thích mục tiêu của mình rằng, “Là một đảng của giai cấp công nhân, chúng tôi muốn dùng cuộc bầu cử này để đưa ra một giải pháp thay thế thực sự cho những lời hứa suông mà đảng Dân chủ và Cộng hòa truyền đạt 4 năm một lần”.
Joy Chavis
Floridian Angel Joy Chavis đã tham gia cuộc đua tổng thống năm 2000 với tư cách là thành viên đảng Đảng Cộng hòa, người Mỹ gốc Phi duy nhất trong danh sách này làm được điều đó. Tuy nhiên, cuối cùng bà không nhận được đề cử chính thức của đảng Cộng hòa. Bà Chavis qua đời năm 2003.
Carol Moseley Braun
Người phụ nữ da màu đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ năm 1992, Carol Moseley Braun đến từ bang Illinois, tham gia cuộc đua giành đề cả của đảng Dân chủ năm 2004. Tuy nhiên năm đó, đề cử chính thức của đảng Dân chủ lại thuộc về John Kerry.
Cynthia McKinney
Cựu Hạ nghị sỹ Georgia 6 nhiệm kỳ Cynthia McKinney tranh cử tổng thống với tư cách là ứng cử viên Đảng Xanh vào năm 2008. Sau đó bà tiếp tục trở thành trợ lý giáo sư tại Đại học North South.
Peta Lindsay
Sinh năm 1984, nhà hoạt động chống chiến tranh Peta Lindsay từng tranh cử tổng thống vào năm 2012 trên tấm vé của Đảng vì Chủ nghĩa Xã hội và Giải phóng. Lindsey đã nhắc tới Chisholm như một nguồn cảm hứng cho quyết định tranh cử của mình. Bà tuyên bố rằng, cũng giống như Chisholm, bà không chịu “đặt đâu ngồi đó”, mà muốn tự đem lại cơ hội cho chính mình.
Kamala Harris
Kamala Harris tuyên bố quyết định chạy đua tổng thống vào ngày 21/1/2019. Từng là luật sư quận San Francisco, tổng chưởng lý bang California và là một Thượng nghị sỹ, bà Harris bắt đầu chiến dịch chạy đua tổng thống với nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên bà dã buộc phải rút lui cuối năm 2019 do không đạt được các mục tiêu gây quỹ cần thiết.
Có sự tương đồng giữa Harris và Chisholm. Họ đều là con gái của những người di cư và cũng từng tham gia vào các tổ chức từ thiện, các tổ chức chính trị địa phương...
Tháng 8/2020, ứng viên chính thức của đảng Dân chủ Joe Biden đã chọn bà Harris làm đối tác tranh cử. Liên danh này đã đánh bại liên danh Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence khi đó trong cuộc bầu cử tháng 11/2020.
Có cha là người Jamaica và mẹ là người Nam Á, Kamala Harris trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên, người Mỹ gốc Nam Á đầu tiên giữ chức Phó Tổng thống Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ