Khám phá

Những 'sản phụ' dị thường trong thế giới hoang dã

Phụ nữ mang thai thường phải trải qua tình trạng mắt cá chân sưng phù, đau lưng, trào ngược axít dạ dày - thực quản, … Tuy nhiên, con người không phải là loài duy nhất phải hứng chịu những bất tiện kiểu như vậy. Ở một số loài động vật, các bà mẹ, thậm chí cả các ông bố, cũng phải cực khổ trong giai đoạn mang nặng, đẻ đau này.

Vì sao tim cá ngựa vằn có thể tự 'mọc” lại? / 1001 thắc mắc: Tại sao cá ngựa đực lại mang thai?


Voi là loài động vật có thời gian mang thai dài nhất

Mang thai tới 23 tháng, voi được coi là loài động vật trên cạn có thời gian thai nghén dài nhất. Chúng cũng đẻ ra những đứa con khổng lồ: một con voi mới sinh nặng tới khoảng 105kg.

Tuy nhiên, so với loài cá mập da nhăn, thời kỳ mang thai của voi trở thành quá ngắn ngủi. Những con cá mập trông giống lươn và động vật tiền sử này có phôi thai phát triển chậm một cách bất thường, với tốc độ tăng kích cỡ 1,4cm/tháng. Vì vậy, tổng thời gian mang thai của một con cá mập da nhăn ước tính trung bình là 3 năm rưỡi.

Ngược lại, loài chuột túi Opossum dường như trải qua thời kỳ mang nặng đẻ đau khá nhẹ nhàng. Quá trình thai nghén của chúng chỉ kéo dài 14 ngày. Sau khi đẻ, các bà mẹ chuột Opossum sẽ bảo bọc những con non trong khoang túi trước bụng của chúng khoảng 2 – 3 tháng.

 

Cá ngựa đực nổi tiếng trong vương quốc động vật là những ông bố tận tâm đến mức đảm nhiệm cả vai trò ấp trứng. Ở loài này, con cái sẽ đẻ những quả trứng chưa được thụ tinh vào một cái túi trong bụng của con đực. Con đực sẽ thụ tinh và bảo vệ những quả trứng này trong nhiều tuần sau đó “đẻ” ra từ 5 – 1.500 con non. Do cá ngựa không có tập quán nuôi dưỡng con nên những con non sẽ phải ra ở riêng ngay sau khi rời “lồng ấp” trong bụng bố.

Trong số các loài dậy thì sớm và đẻ “mắn” nhất chắc chắn có tên chuột lang. Các con cái thuộc loài chuột lang có khả năng “dính bầu” khi mới chỉ 4 tuần tuổi. Và dường như không hề biết mệt mỏi, hầu hết các con cái trưởng thành có thể thụ thai mới chỉ 2 – 15 tiếng đồng hồ sau khi sinh nở.

Bạch tuộc không mang thai một cách đúng nghĩa. Chúng đẻ trứng. Tuy nhiên, việc sinh sản của bạch tuộc tương đối đặc biệt: Con đực “nhồi” các túi tinh trùng vào cơ thể con cái bằng những cánh tay chuyên biệt có tên gọi cánh tay giao phối (hectocotylus - tương đương dương vật). Con cái có thể lưu trữ tinh trùng cho tới khi nó sẵn sàng thụ tinh cho trung bình khoảng 200.000 trứng. Sau khi đẻ, bà mẹ bạch tuộc có thể treo các quả trứng quanh tổ của nó hoặc gắn chặt chúng xuống đáy biển, canh gác tích cực và quạt nước liên tục để cung cấp dưỡng khí cho trứng.

 

Đối với cá heo, việc mang thai quả thực là một gánh nặng theo nghĩa đen. Khi bơi, bà mẹ cá heo gần đến ngày “khai hoa nở nhụy” phải đối mặt với sức cản cơ thể tăng thêm 50% so với những người bạn không mang bầu khác. Thời thai nghén của cá heo kéo dài khoảng 1 năm.

Điểm thú vị về loài tatu là chúng có thể đình chỉ việc mang thai giống một số động vật có vú khác, gồm cả gấu và lửng. Các “sản phụ” tatu có thể giữ phôi thai ở trạng thái ngủ đông cho tới khi cảm thấy có đủ điều kiện thuận lợi để chính thức “mang bụng bầu”. Thời gian mang thai chính thức của tatu kéo dài khoảng 4 tháng, nhưng do sự đình hoãn nên thông thường, mãi 8 tháng sau khi giao phối, các con của chúng mới chào đời.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm