Những sinh vật biển có siêu năng lực phi thường
Tìm ra hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh già hơn Trái Đất? / Phát hiện loài bọt biển ET trong 'Khu rừng kỳ dị' ở Thái Bình Dương trông giống như một sinh vật ngoài hành tinh
Những gây sự tò mò cho giới khoa học bởi chúng sở hữu siêu năng lực phi thường để có thể tồn tại như: kỹ năng thôi miên, vòng đời bất tử hay kỹ năng phun nước cực mạnh để hạ gục con mồi.
Mực nang – Kỹ năng thôi miên
Mực nang là một dạng thợ săn đặc biệt vì chúng phát triển một siêu năng lực rất đặc biệt cho phép chúng tạo ra một màn trình diễn ánh sáng để thôi miên con mồi của nó, thường là các loài cá nhỏ, các loài giáp xác.
Sinh vật biển có kỹ năng thôi miên kỳ lạ.
Khi con mồi của Mực nang bị mất kiểm soát, nhìn chằm chằm vào màn trình diễn ánh sáng, thợ săn đợi cho đến khi rút ngắn được khoảng cách với con mồi, chúng sẽ phóng ra hai xúc tu dài để tóm con mồi.
Sứa bất tử
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện vòng đời kỳ lạ của một loài sứa có tên khoa học là turritopsis nutricula. Loài sứa lớp thủy tức này có thể quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển.
Sinh vật biển mang tên Sứa bất tử Turritopsis nutricula
Vòng đời của chúng lặp lại liên tục khiến loài sứa này được xác định là động vật bất tử duy nhất trên Trái Đất hiện nay. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng bí quyết quay ngược bánh xe thời gian của loài sứa trên là quá trình “chuyển dịch tế bào,” theo đó một dạng tế bào này có thể chuyển đổi thành dạng tế bào khác.
Một số động vật cũng có khả năng này nhưng rất hạn chế, như loài kỳ nhông có thể mọc lại tứ chi. Loài sứa turritopsis nutricula có khả năng liên tục tái tạo lại toàn bộ cơ thể. Khả năng này hiện vẫn là bí mật của tự nhiên và đang được các nhà khoa học tập trung giải mã.
Sinh vật biển có nguồn gộc từ biển Caribe
Theo những nhà khoa học trên, vì bất tử nên loài sứa lớp thủy tức có nguồn gốc ở biển Caribe này đã lặng lẽ xâm lấn khắp thế giới. Chúng có mặt ở tất cả các đại dương trên toàn cầu.
Cá cung thủ – Mũi tên xanh của biển
Cá cung thủ (Archerfish) hay còn có tên gọi khác là cá mang rỗ có khả năng tận dụng động lực học của nước để tạo ra lực phun cực mạnh, khiến con mồi đang trên cây bị rơi xuống mặt nước. Loài cá này có thể thực hiện những cú bắn chính xác ở khoảng cách đến 2m, luồng nước phun ra mạnh gấp 6 lần so với lực cơ hàm của cá. Chúng thậm chí còn có thể ước tính trọng lượng của con mồi mục tiêu để sử dụng lượng nước phù hợp, giúp nâng cao độ chính xác khi phun.
Nghệ thuật phun nước bắt mồi của loài sinh vật biển có tên cá cung thủ
Những con cá cung thủ thường bơi và quan sát côn trùng, động vật nhỏ trên cành cây gần mặt nước. Sau đó, chúng sẽ nhẹ nhàng tiếp cận và hạ gục con mồi. Với chiếc miệng có cấu tạo đặc biệt, cá cung thủ có thể tận dụng động lực học của nước để tạo ra lực phun.
Cụ thể, nó đã điều chỉnh vận tốc và hình dạng của tia nước phun ra trên không, tạo luồng nước có lực gấp 6 lần lực của cơ hàm. Chúng thậm chí còn có thể ước tính trọng lượng của con mồi để sử dụng lượng nước phù hợp, giúp đỡ tốn sức mà vẫn hiệu quả. Cú phun này có thể dễ dàng bắn những con mồi đang đậu trên cây rớt xuống mặt nước. Công việc còn lại đơn giản chỉ là bơi tới và "chén" mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách