Những sự thật ít biết về khả năng sinh sản của con người
Xem chó trượt xe giỏi không kém gì con người / NASA: Con người có thể sống trên Mặt Trăng của sao Mộc
Dưới đây là các sự thật ít biết về khả năng sinh sản của con người, theo thống kê của các chuyên gia:
Ảnh minh họa
1. Khả năng sinh sản của con người, đặc biệt là số tế bào trứng ở phụ nữ, chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các yếu tố di truyền.
Các bác sĩ tin rằng, số lượng trứng người phụ nữ có lúc chào đời quyết định khoảng thời gian họ vẫn còn khả năng sinh sản.
Khi cất tiếng khóc chào đời, một phụ nữ có trung bình khoảng 2 triệu quả trứng trong các buồng trứng của mình. Trong độ tuổi sinh sản, tính trung bình, cứ 1 quả trứng rụng thì sẽ có khoảng 1.000 quả trứng trải qua quá trình "chết tế bào được lập trình". Các yếu tố khác, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá và một số dạng hóa trị nhất định, có thể tăng tốc cái chết của các tế bào trứng và thúc đẩy sự mãn kinh sớm.
2. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là dấu hiệu của sự rụng trứng thường xuyên.
Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài trong khoảng từ 24 - 35 ngày. Đây thường là một dấu hiệu của sự rụng trứng đều đặn và có thể dự đoán được. Ngược lại, những phụ nữ không rụng trứng thường xuyên có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Những chị em không rụng trứng có thể mắc một căn bệnh di truyền gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
3. Đo sự biến thiên nhiệt độ cơ thể cơ bản không dự đoán được sự rụng trứng.
Một phương pháp theo dõi sự rụng trứng kiểu cũ là đo nhiệt độ cơ thể ở miệng vào mỗi sáng trước khi ra khỏi giường, hay "nhiệt độ cơ thể cơ bản". Phương pháp này được sử dụng để phát hiện sự gia tăng của nhiệt độ cơ bản, vốn là dấu hiệu cho thấy progesterone đang được sản sinh.
Tuy nhiên, vấn đề chính với cách làm này là, nhiệt độ cơ thể của người phụ nữ luôn tăng lên sau khi quá trình rụng trứng đã xảy ra. Điều đó khiến các cặp đôi khó xác định thời điểm "vàng" giao hợp để thụ thai thành công.
Phương pháp chuẩn xác hơn là dùng bộ dụng cụ xét nghiệm nước tiểu để đoán thời điểm rụng trứng, vốn dựa vào việc kiểm tra một hoóc môn kích thích rụng trứng, có tên gọi là hoóc môn hoàng thể hóa (LH).
4. Hầu hết phụ nữ có ống dẫn trứng bị tắc nghẹt hoàn toàn không hay biết họ có thể bị viêm nhiễm vùng chậu.
Thống kê cho thấy, khoảng 10% số trường hợp vô sinh ở nữ giới do các bệnh ở ống dẫn trứng, hoặc bị tắc nghẹt hoàn toàn hoặc vì sẹo vùng chậu gây suy giảm chức năng ống dẫn trứng. Một trong các nguyên nhân chính gây vấn đề ở ống dẫn trứng là bệnh viêm vùng chậu, bắt nguồn từ một căn bệnh lây lan qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia. Những viêm nhiễm này có thể ít gây ra triệu chứng, khiến các chị em có thể hoàn toàn không hay biết ống dẫn trứng của mình đang gặp vấn đề. Đây là lí do tại sao các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân nữ chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) nếu cô đã cố gắng mọi cách và không thể thụ thai trong khoảng thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn.
5. Trong hầu hết các trường hợp, stress không gây vô sinh.
Ngoại trừ trong một số trường hợp hiếm gặp về tình trạng kiệt quệ thể chất hoặc tinh thần cực điểm, phụ nữ sẽ vẫn rụng trứng đều đặn. Vì vậy, tỉ lệ thụ thai cao trong các kỳ nghỉ không hẳn chỉ vì sự thư giãn, mà có thể do sự trùng hợp và thời gian dành cho "chuyện ấy" tốt hơn.
6. Vào độ tuổi 44, hầu hết phụ nữ trở nên "cằn cỗi" ngay cả khi họ vẫn rụng trứng đều đặn.
Ngay cả với những nỗ lực chữa trị sinh sản tích cực nhất, tỉ lệ thụ thai với phụ nữ rất thấp sau tuổi 43. Hầu hết các chị em thụ thai ở lứa tuổi ngoài 44 - 45 với các phương pháp chữa trị sinh sản đang sử dụng trứng hiến tặng từ những phụ nữ trẻ hơn.
7. Đối với đàn ông, việc từng làm cha không bảo đảm khả năng sinh sản.
Số lượng tinh trùng có thể thay đổi đôi chút theo thời gian, nên không thể kết luận rằng, việc từng khiến phụ nữ dính bầu bảo đảm cho người đàn ông luôn ở tình trạng "tốt giống". Phân tích tinh dịch là cách tốt nhất giúp các quý ông chắc chắn rằng "tinh binh" của họ vẫn khỏe mạnh.
8. Trong hầu hết các trường hợp, chế độ dinh dưỡng không hoặc chẳng có mấy ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Cho tới nay chúng ta vẫn chẳng có mấy dữ liệu khoa học chứng tỏ, một chế độ dinh dưỡng hoặc loại thức ăn nhất định nào đó thúc đẩy khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một nghiên cứu hạn chế từng phát hiện, chế độ dinh dưỡng kiểu Địa Trung Hải với dầu oliu, cá và các loại quả đậu có thể hỗ trợ việc sinh sản.
9. Vitamin D có thể cải thiện kết quả điều trị sinh sản
Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Nam California, phụ nữ đang điều trị sinh sản và có lượng vitamin D trong cơ thể thấp, có thể có tỉ lệ thụ thai thấp. Vitamin D cũng rất quan trọng trong quá trình mang thai của người phụ nữ, giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt.
10. Béo hoặc gầy có liên quan rõ ràng đến khả năng sinh sản thấp.
Bằng chứng thu được trong những năm gần đây cho thấy, tình trạng béo phì có liên quan rõ ràng đến việc phải mất nhiều thời gian hơn mới có thể thụ thai được. Việc có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn 18 (thiếu cân) hoặc lớn hơn 32 (dư cân, béo phì) được xác định có liên quan đến các vấn đề rụng trứng và thụ tinh cũng như các trục trặc trong quá trình mang thai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cặp khế dáng 'quân tử' 300 tuổi: Hàng hiếm, từng được bán với giá 15 tỷ, nhìn thôi chứ không dám mua
Bộ tộc bí ẩn ở châu Phi: Bôi đất đỏ lên cơ thể thay cho việc tắm rửa, hôn nhân cận huyết, tách biệt hoàn toàn khỏi dòng chảy văn minh hiện đại
CLIP: Hãi hùng trước cảnh trăn Anaconda khổng lồ mang thai bị xe tải cán trên cao tốc, hàng chục con non rơi ra ngoài
Hy hữu: Cả làng đổ xô đi nhặt vàng bạc, trang sức trôi dạt vào bờ biển
CLIP: Ngỡ ngàng trước cảnh trăn khổng lồ nuốt chửng linh dương
CLIP: Rùng mình trước cảnh trăn mẹ "khổng lồ" hạ sinh con