Khám phá

Những sự thật không ngờ tới về ‘Nóc nhà thế giới’

Everest - ngọn núi cao nhất thế giới - chứa đựng những câu chuyện, những sự thật ấn tượng mà ít ai ngờ tới.

Tập tục kỳ lạ của bộ tộc sống biệt lập trong rừng sâu Amazon / Top 10 vùng đất biệt lập nơi tận cùng Trái Đất hiếm người đặt chân tới

Loài nhện núi: Ngay cả khi ở trên cao  với không khí loãng, ta vẫn không thể thoát khỏi loài nhện. Euophrys Omnisuperstes (nghĩa là “Đứng trên tất cả”), hay còn được gọi là nhện nhảy Himalaya, trốn trong các hốc và khe nứt trên sườn núi Everest. Những người leo núi đã thấy chúng ở độ cao 6.700m. Những con nhện này sống nhờ côn trùng bị gió mạnh thổi lên núi. Chúng là loài động vật hiếm hoi sống ở độ cao đó.
Loài nhện núi:Ngay cả khi ở trên cao với không khí loãng, ta vẫn không thể thoát khỏi loài nhện. Euophrys Omnisuperstes (nghĩa là “Đứng trên tất cả”), hay còn được gọi là nhện nhảy Himalaya, trốn trong các hốc và khe nứt trên sườn núi Everest. Những người leo núi đã thấy chúng ở độ cao 6.700m. Những con nhện này sống nhờ vào những con côn trùng bị gió mạnh thổi lên núi. Chúng là loài động vật hiếm hoi sống ở độ cao đó.
Hai người đã trèo lên đỉnh 21 lần: Apa Sherpa và Phurba Tashi là người giữ kỷ lục leo Everest nhiều lần nhất. Hai người đàn ông thuộc tộc Sherpa này đã leo lên đỉnh 21 lần. Phurba leo lên “Nóc nhà thế giới” 3 lần chỉ trong năm 2007, và Apa leo hàng năm từ 1990 đến 2011. Apa cho biết anh đã thấy sự thay đổi rõ rệt của Everest do hiệu ứng nóng lên toàn cầu.
Hai người đã trèo lên đỉnh 21 lần:Apa Sherpa và Phurba Tashi là người giữ kỷ lục leo Everest nhiều lần nhất. Phurba leo lên “Nóc nhà thế giới” 3 lần chỉ trong năm 2007, và Apa leo hàng năm từ 1990 đến 2011. Apa cho biết anh đã thấy sự thay đổi rõ rệt của Everest do hiệu ứng nóng lên toàn cầu.
Xung đột ở nơi cao nhất thế giới: Chuyến đi lên đỉnh Everest không phải lúc nào cũng diễn ra trong hòa bình. Năm 2013, ba nhà leo núi Ueli Steck, Simone Moro và Jonathan Griffith đã rơi vào một cuộc xung độ dữ dội với người Sherpa sau khi lờ đi yêu cầu ngừng leo từ phía họ. Người Sherpa cáo buộc các nhà leo núi ngáng đường họ và gây ra một vụ lở tuyết ập lên những người Sherpa khác phía dưới. Các nhà leo núi đã phủ nhận cáo buộc đó và người Sherpa đã tấn công họ. Sau vụ việc, quân đội Nepal đã yêu cầu hai bên kí một thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn.
Xung đột ở nơi cao nhất thế giới:Chuyến đi lên đỉnh Everest không phải lúc nào cũng diễn ra trong hòa bình. Năm 2013, ba nhà leo núi Ueli Steck, Simone Moro và Jonathan Griffith đã rơi vào một cuộc xung đột dữ dội với người Sherpa sau khi lờ đi yêu cầu ngừng leo từ phía họ. Người Sherpa cáo buộc các nhà leo núi ngáng đường họ và gây ra một vụ lở tuyết ập lên những người Sherpa khác phía dưới. Các nhà leo núi đã phủ nhận cáo buộc đó và người Sherpa đã tấn công họ. Sau vụ việc, quân đội Nepal đã yêu cầu hai bên kí một thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn.
Lịch sử 450 triệu năm: Dù dãy Himalaya hình thành từ 60 triệu năm trước, lịch sử của Everest bắt đầu từ trước đó lâu hơn nhiều. Lớp đá vôi và sa thạch ở đỉnh núi từng là một phần trầm tích dưới đáy biển vào 450 triệu năm trước. Theo thời gian, đất đá dưới lòng biển tích tụ lại và được đẩy lên với vận tốc 11 cm/năm, cho tới vị trí hiện tại. Đỉnh núi có chứa các hóa thạch sinh vật biển và vỏ ốc từng sống dưới đại dương thời cổ.
Lịch sử 450 triệu năm:Dù dãy Himalaya hình thành từ 60 triệu năm trước, lịch sử của Everest bắt đầu từ trước đó nhiều. Lớp đá vôi và sa thạch ở đỉnh núi từng là một phần trầm tích dưới đáy biển vào 450 triệu năm trước. Theo thời gian, đất đá dưới lòng biển tích tụ lại và được đẩy lên với vận tốc 11 cm/năm, cho tới vị trí hiện tại. Đỉnh núi có chứa các hóa thạch sinh vật biển và vỏ ốc từng sống dưới đại dương thời cổ.
Tranh cãi về chiều cao: Núi Everest cao chính xác bao nhiêu? Điều đó phụ thuộc và bạn đang ở biên giới nước nào. Trung Quốc khẳng định đỉnh Everest cao 8.844 m trong khi Nepal cho biết nó cao 8.848 m. Nguyên nhân là do Trung Quốc cho rằng chiều cao của Everest không nên tính cả phần băng hà trên đỉnh và chỉ tính phần đất đá thôi. Hai quốc gia đã thống nhất đưa ra chiều cao 8.848 m cho Everest vào năm 2010.
Tranh cãi về chiều cao:Núi Everest cao chính xác bao nhiêu? Điều đó phụ thuộc và bạn đang ở biên giới nước nào. Trung Quốc khẳng định đỉnh Everest cao 8.844 m trong khi Nepal cho biết nó cao 8.848 m. Nguyên nhân là do Trung Quốc cho rằng chiều cao của Everest không nên tính cả phần băng hà trên đỉnh và chỉ tính phần đất đá. Hai quốc gia đã thống nhất đưa ra chiều cao 8.848 m cho Everest vào năm 2010.
Đỉnh núi vẫn tiếp tục cao lên: Năm 1994, một đội nghiên cứu đã khám phá ra rằng Everest cao thêm 4 mm mỗi năm. Tiểu lục địa Ấn Độ ban đầu là một lục địa độc lập, sau đó va vào châu Á, tạo ra dãy Himalaya. Chúng vẫn tiếp tục dịch chuyển, đẩy dãy núi lên cao hơn nữa. Các nhà nghiên cứu đã gắn một thiết bị định vị vệ tinh ở đỉnh núi để đo đạc độ cao của Everest và con số chính thức hiện tại là 8.850m.
Đỉnh núi vẫn tiếp tục cao lên:Năm 1994, một đội nghiên cứu khám phá ra rằng Everest cao thêm 4 mm mỗi năm. Tiểu lục địa Ấn Độ ban đầu là một lục địa độc lập, sau đó va vào châu Á, tạo ra dãy Himalaya. Chúng vẫn tiếp tục dịch chuyển, đẩy dãy núi lên cao hơn nữa. Các nhà nghiên cứu đã gắn một thiết bị định vị vệ tinh ở đỉnh núi để đo đạc độ cao của Everest và con số chính thức hiện tại là 8.850m.
Nhiều tên gọi khác nhau: Phần lớn chúng ta biết tới cái tên “Everest”, người Tây Tạng gọi đỉnh núi bằng cái tên “Chomolungma” (nghĩa là “Mẹ của những ngọn núi”)đã có từ nhiều thế kỷ. Người Nepal gọi nó là “Sagarmatha”, nghĩa là “Vầng trán trên trời”. Đỉnh núi được đặt tên “Everest” khi nhà khảo sát người Anh, Andrew Waugh, không tìm được tên người địa phương hay dùng. Sau khi nghiên cứu bản đồ các khu vực xung quanh mà không tìm thấy gì, ông đã đặt tên ngọn núi theo nhà khảo sát người Ấn, đại tá George Everest, trưởng đội đầu tiên khảo sát dãy Himalaya. Đại tá Everest đã từ chối nhận vinh dự này, nhưng Anh đã chính thức đổi tên ngọn núi trong các tài liệu của họ từ “Đỉnh XV” sang “Núi Everest” vào năm 1965.
Nhiều tên gọi khác nhau:Phần lớn chúng ta biết tới cái tên “Everest”, người Tây Tạng gọi đỉnh núi bằng cái tên “Chomolungma” (nghĩa là “Mẹ của những ngọn núi”). Người Nepal gọi nó là “Sagarmatha”, nghĩa là “Vầng trán trên trời”. Đỉnh núi được đặt tên “Everest” khi nhà khảo sát người Anh, Andrew Waugh, không tìm được tên người địa phương hay dùng. Sau khi nghiên cứu bản đồ các khu vực xung quanh mà không tìm thấy gì, ông đã đặt tên ngọn núi theo nhà khảo sát người Ấn, đại tá George Everest, trưởng đội đầu tiên khảo sát dãy Himalaya. Đại tá Everest từ chối nhận vinh dự này, nhưng Anh đã chính thức đổi tên ngọn núi trong các tài liệu của họ từ “Đỉnh XV” sang “Núi Everest” vào năm 1965.
Tắc đường: Dù phải tốn hàng ngàn đôla cho một chuyến leo Everest, rất nhiều người vẫn cố chinh phục nó. Năm 2012, nhà leo núi người Đức Ralf Dujmovits đã chụp được một bức ảnh ấn tượng cho thấy hàng trăm người đang xếp hàng để lên đỉnh núi. Ngày 19 tháng 5 năm 2012, những người leo núi tụ họp gần đỉnh Everest đã phải chờ hai tiếng liền. Chỉ trong nửa ngày đã có 234 người lên tới đỉnh, nhưng 4 người đã thiệt mạng, gây ra lo ngại về quá trình leo. Các chuyên gia Nepal đã thêm một tuyến cáp cố định nữa đã giãn bớt dòng người.
Tắc đường:Dù phải tốn hàng ngàn đôla cho một chuyến leo Everest, rất nhiều người vẫn cố chinh phục nó. Năm 2012, nhà leo núi người Đức Ralf Dujmovits chụp được một bức ảnh ấn tượng cho thấy hàng trăm người đang xếp hàng để lên đỉnh núi. Ngày 19/5/2012, những người leo núi tụ họp gần đỉnh Everest đã phải chờ hai tiếng liền. Chỉ trong nửa ngày đã có 234 người lên tới đỉnh, nhưng 4 người đã thiệt mạng. Các chuyên gia Nepal đã thêm một tuyến cáp cố định đã giãn bớt dòng người.
Ngọn núi bẩn nhất thế giới: Chúng ta thấy vô số những bức ảnh chụp những người leo núi trên đường chinh phục Everest, nhưng hiếm khi có ảnh về những gì họ bỏ lại phía sau. Trên Everest không chỉ có xác của những người leo núi xấu số mà còn có tới 50 tấn rác, con số này tăng lên theo mỗi mùa. Các sườn núi đầy bình ôxy rỗng, thiết bị leo núi và chất thải của con người. Đội Eco Everest Expedition đã tiến hành xử lý vấn đề này từ năm 2008, tới giờ họ đã thu nhặt được 13 tấn rác thải. Chính phủ Nepal đã ra luật mới từ năm 2014, trong đó yêu cầu mỗi người leo núi phải đem xuống khoảng 8kg rác, nếu không sẽ mất 4.000 đôla tiền đặt cọc.
Ngọn núi bẩn nhất thế giới:Chúng ta thấy vô số những bức ảnh chụp những người leo núi trên đường chinh phục Everest, nhưng hiếm khi có ảnh về những gì họ bỏ lại phía sau. Trên Everest có tới 50 tấn rác, con số này tăng lên theo mỗi mùa. Các sườn núi đầy bình ôxy rỗng, thiết bị leo núi và chất thải của con người. Đội Eco Everest Expedition đã tiến hành xử lý vấn đề này từ năm 2008, tới giờ họ đã thu nhặt được 13 tấn rác thải. Chính phủ Nepal đã ra luật mới từ năm 2014, trong đó yêu cầu mỗi người leo núi phải đem xuống khoảng 8kg rác, nếu không sẽ mất 4.000 đôla tiền đặt cọc.
Everest không phải ngọn núi cao nhất thế giới: Dù đỉnh của Everest ở vị trí cao hơn so với mực nước biển, Mauna Kea, một núi lửa đã ngừng hoạt động ở Hawaii, đang giữ kỷ lục là ngọn núi cao nhất thế giới. Mauna Kea chỉ đạt độ cao 4.205 m so với mực nước biển, nhưng núi lửa này còn trải dài 6.000 m dưới nước. Tính từ gốc của nó dưới đáy biển tới đỉnh, chiều cao của ngọn núi lên tới 10.200 m. Trên thực tế, Everest cũng không phải đỉnh cao nhất. Chimborazo của Ecuador chỉ cao 6.267 m so với mực nước biển, nhưng nó là đỉnh cao nhất tính từ trung tâm Trái Đất. Đó là do Chimborazo nằm cách xích đạo 1 độ về phía Nam, Trái Đất phình ra ở giữa nên mực nước biển của Ecuador cách xa tâm Trái Đất nhiều hơn so với của Nepal.
Everest không phải ngọn núi cao nhất thế giới: Dù đỉnh của Everest ở vị trí cao hơn so với mực nước biển, Mauna Kea, một núi lửa đã ngừng hoạt động ở Hawaii, đang giữ kỷ lục là ngọn núi cao nhất thế giới. Mauna Kea chỉ đạt độ cao 4.205 m so với mực nước biển, nhưng núi lửa này còn trải dài 6.000 m dưới nước. Tính từ gốc của nó dưới đáy biển tới đỉnh, chiều cao của ngọn núi lên tới 10.200 m. Trên thực tế, Everest cũng không phải đỉnh cao nhất. Chimborazo của Ecuador chỉ cao 6.267 m so với mực nước biển, nhưng nó là đỉnh cao nhất tính từ trung tâm Trái Đất. Đó là do Chimborazo nằm cách xích đạo 1 độ về phía Nam, Trái Đất phình ra ở giữa nên mực nước biển của Ecuador cách xa tâm Trái Đất nhiều hơn so với của Nepal.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm