Những sự thật thú vị về loài gián, lý do vì sao chúng sống dai đến không tưởng
Gần 99% người Homo erectus 'biến mất' vào 900.000 năm trước / Chì trắng - Loại thuốc màu 'vẽ' lên lịch sử đầy chết chóc thời cổ đại
Gián, loài vật đáng sợ với không ít người và là nỗi ác mộng của mỗi gia đình. Thế nhưng, ở khía cạnh khoa học, gián lại là loài vật không thể thiếu được đối với cả con người lẫn thế giới tự nhiên. Cũng vì lý do ‘cực quan trọng’ đó mà sinh vật có vẻ gớm ghiếc này sống dai đến không tưởng.
Những đặc tính ‘siêu việt’ của loài gián
Luôn được nhắc đến đầu tiên khi đề cập về gián đó là khả năng sống sót ngay cả ở vùng xảy ra vụ nổ bom nguyên tử. Gián và bò cạp là hai trong số ít sinh vật trên trái đất sinh tồn được ở khu vực đầy chất phóng xạ độc hại. Thậm chí, chúng sống dai đến mức nếu có bị cắt đầu thì cũng phải quằn quại vài ngày sau mới chịu ra đi.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, gián thậm chí còn đủ thông minh để hình thành các phản xạ có điều kiện giống như động vật có vú.
Một trong những tuyệt chiêu sinh tồn của loài vật này là giả chết, nhịn thở trong khoảng 40 phút. Bên cạnh đó, chúng còn sinh sản vô tính với số lượng 40-60 con mỗi chu kỳ. Vừa biết giả chết, vừa mắn đẻ, thật không ngạc nhiên mấy khi chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi khiến cho con người phát hãi.
Trong điều kiện quá khắc nghiệt, gián có thể ăn thịt nhau hoặc ăn chất nhầy do chính chúng tiết ra để sinh tồn. Mặc dù chúng quấy rối nhà bếp của bạn, nhưng theo nghiên cứu khoa học thì chỉ có khoảng 1% loài gián là gây hại.
Tuy thân hình chỉ được vài cm, nhưng gián lại có tốc độ bay 5km/h, tương đương với một người bình thường đi bộ. Điều đó đủ cho thấy chúng ‘tinh nhuệ’ ra sao.
Tại sao gián tồn tại trên đời?
Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học đại học Texas, phần lớn gián đều ăn những chất hữu cơ đang bị phân hủy, những món ăn này có chứa nhiều khí Nitơ. Sau đó, chúng sẽ giải phóng khí nitơ qua phân, giúp nitơ xâm nhập được vào đất, cung cấp nguồn khoáng chất cho các loại cây, phục vụ quá trình sinh trưởng.
Bên cạnh sứ mạng lớn lao đối với cây cỏ thì con số 5.000 – 10.000 loài gián trên hành tinh còn là nguồn thứ ăn quan trọng của nhiều loài động vật nhỏ như chim, chuột,…Thế nên sự sụt giảm về số lượng loài gián sẽ gây ra tình trạng thiếu thức ăn đối với các loại ở cấp cao hơn trong chuỗi thức ăn.
Về mặt có hại, do môi trường sinh sống chủ yếu là những nơi ẩm thấp, mất vệ sinh nên gián cũng trở thành nguồn mang nhiều mầm bệnh như tiêu chảy, dịch tả, phong, thương hàn, virus bại liệt,…hoặc tệ hơn là mang trứng giun, gây dị ứng, ngứa, viêm da lẫn rối loạn hô hấp ở các cấp độ khác nhau.
Nguồn gốc tên gọi ‘tiểu cường’
Đối với nhiều người, gián còn được gọi vui là tiểu cường. Tên gọi này được bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung ‘Xỉu khòn’, dịch Hán Việt là Tiểu Cường. Đây cũng là từ từng xuất hiện trong phim hài của Châu Tinh Trì.
Dù chỉ là tên gọi vui, nhưng sau khi xem lại những ví dụ cho thấy mức độ sống dai của gián thì ai cũng công nhận rằng cái tên này rất hợp làm tên gọi. Tiểu Cường, một sinh vật bé nhỏ, nhưng lại rất kiên cường và dai dẳng tồn tại bên cạnh con người.
- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo