Những thảm họa thiên nhiên vô cùng kỳ quái, khó giải
Âm thanh kỳ quái phát ra từ Biển Đen, cây mạng nhện, đường phố bọt biển... là những thảm họa thiên nhiên kỳ quái, gây thiệt hại kinh tế đáng kể mỗi năm trên toàn cầu.
Khám phá thú vị về sói rừng quý hiếm của Việt Nam / Những hiện tượng thiên nhiên kỳ dị nhưng đẹp đến ngỡ ngàng
Thảm họa thiên nhiên khi biển Đen bốc hơi ở Romania. Hình ảnh ngoạn mục này được chụp ở Romania, chụp được những làn khói biển tuyệt đẹp trên Biển Đen.
Âm thanh kỳ quái phát ra từ Biển Đen đóng băng ở Ukraine. Video ghi lại những âm thanh kỳ quái ở ngoài khơi bờ biển Odessa, Ukraine giống như tiếng gầm gừ, tiếng gào xé…
Cây mạng nhện ở Pakistan. Đây là hậu quả của một trận lũ lụt lớn tràn vào Pakistan khiến hàng triệu con nhện biến cây thành kén. Lũ nhện bò vào cây để thoát khỏi nước lũ dâng cao.
Bão lửa ở Brazil. Một hiện tượng hiếm hoi được biết đến như một "cơn lốc lửa" đã được ghi hình tại Aracatuba, Brasil vài năm trước đây. Nhiệt độ cao, gió mạnh, và cháy rừng đã gây ra cơn lốc lửa. Một trong những cơn lốc lửa tàn khốc nhất xảy ra tại Nhật Bản. Năm 1923, trận động đất Great Kanto đã phá hủy Tokyo, Yokohama và các khu vực xung quanh. Bão lửa sau đó gây ra sự hủy diệt rất lớn với con số 38.000 người chết chỉ trong vòng mười lăm phút.
Đường phố bọt biển ở Cleveleys, Anh. Tháng 12/ 2011, khu nghỉ mát bên bờ biển Cleveleys, Lancashire được bao phủ bởi toàn bộ bọt biển. Theo các chuyên gia, các bọt biển được làm từ các phân tử chất béo và protein được tạo ra bởi sự phân hủy của các sinh vật biển nhỏ (phaeocystis).
Tuyết trong sa mạc Namibia, châu Phi. Tuyết ở các vùng đất khô của Namibia là một sự kiện hiếm hoi. Tháng 6/2011, một trận tuyết đã xảy ra từ 11 giờ sáng cho đến chiều tại sa mạc Namibia. Các nhà khí tượng học cho biết nhiệt độ thấp nhất ghi nhận bởi trạm thời tiết ngày hôm đó là -7 độ. Đã phải chịu đựng điều kiện khô hạn hơn 50 triệu năm, sa mạc Namibia được coi là sa mạc lâu đời nhất trên thế giới.
Xoáy nước gần cảng Oarai, Nhật Bản. Một cơn lốc xoáy nước cực kỳ rộng lớn xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía đông của Nhật Bản sau thảm họa sóng thần. Xoáy nước kéo dài vài giờ.
Vòi rồng khủng khiếp ở Australia. Vào tháng 5/2011, vòi rồng xuất hiện kinh hoàng với độ cao gần 2.000 feet (khoảng 600 m) ở Australia. Kích thước của vòi rồng có thể thay đổi từ vài m đến hơn một dặm chiều cao.
Bão bụi ở Phoenix, Mỹ. Một cơn bão bụi khổng lồ nuốt chửng Phoenix vào năm 2011. Các đám mây bụi đạt đến độ cao 10.000 feet (khoảng 3.048 m) trước khi đến Phoenix. Bão cát là một hiện tượng khí tượng phổ biến ở Arizona, nhưng người dân địa phương và các nhà nghiên cứu cho biết cơn bão này đã gia tăng một cách bất thường. Kích thước của cơn bão, và số lượng bụi nó mang theo rất không bình thường.
Tro núi lửa ở hồ Nahuel Huapi, Argentina. Đợt phun trào núi lửa dữ dội ở Puyehue, gần thành phố Osorno, miền nam Chile gây chấn động. Gió đông bắc thổi tro sang cả nước láng giềng Argentina, và một phần hồ Nahuel Huapi bao phủ bởi một lớp dày của tro núi lửa. Không giống như tro sau khi đốt gỗ hoặc các vật liệu khác, tro núi lửa được làm bằng thủy tinh và các hạt đá, vì vậy nó có độ mài mòn và cứng. Nó thậm chí không hòa tan trong nước. Với độ sâu 1.394m, Nahuel Huapi là hồ nước sạch sâu nhất và lớn nhất của Argentina.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?
Cột tin quảng cáo