Khám phá

Những thần thú "bá đạo"nhất trong Tây Du Ký

Tây Du Ký xuất hiện rất nhiều yêu quái bản lĩnh là thú cưỡi trốn xuống hạ giới của các vị Thần Phật. Tuy nhiên, chỉ có 4 thú cưỡi được công nhận là Thần Thú.

10 điều ít ai biết trong Tây Du Ký: Đinh ba của Trư Bát Giới mới đích thực là kỳ trân dị bảo / Tây Du Ký: Bí ẩn nhân vật duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải hoang mang khom mình

Trong Tây Du Ký, việc có một thú cưỡi có thể chịu đựng khó khăn và khả năng chiến đấu cao là hết sức quan trọng. Khi cưỡi chúng ra ngoài không những gia tăng khí chất mà còn có thể trông cậy vào những thời khắc quan trong.

Trên đường đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng dã bị không ít những yêu quái bản lĩnh cao cường đều là thú cưỡi trốn xuống hạ giới của các nhân vật thế lực trong hai phái Phật, Đạo.

Mặc dù thú cưỡi thần thông rất nhiều, nhưng trong Tây Du Ký chỉ có bốn thú cưỡi được công nhận là là Thần Thú.

Hạng 4: Bạch Long Mã

4 than thu "ba dao" trong tay du ky: bat ngo voi vi tri so 1 hinh anh 1

Bạch Long Mã đã cõng Đường Tăng suốt chặng đường đi Tây Thiên

Bạch Long Mã là Thái Tử dưới Long Cung, để thực hiện ý nguyện của Tứ Hải Long Vương mà đã theo thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên. Suốt đường đi Bạch Long Mã luôn tận tâm chăm chỉ, vào những lúc quan trọng có thể hiện nguyên hình trợ lực cho thầy trò Đường Tăng.

Vậy tại sao Bạch Long Mã được công nhận là Thần Thú? Đáp án nằm ở sư phụ Đường Tăng. Trong Tây Du Ký, cả ba đồ đệ Ngộ Không, Bát Giới và Ngộ Tĩnh đều bản lĩnh cao cường, có đạo khí của thần tiên nhưng cũng chưa một lần cõng được sư phụ mình.

Có một lần Ngộ Không giải thích với sư phụ mình rằng thân thể người phàm tuy yếu đuối nhẹ nhàng, nhưng khí chất phàm trần lại nặng như Thái Sơn. Những thú cưỡi bình thường đều không thể cõng được người phàm.

Hạng 3: Tứ Bất Tượng

4 than thu "ba dao" trong tay du ky: bat ngo voi vi tri so 1 hinh anh 2

Tứ Bất Tượng, dân gian còn hay gọi là Kỳ Lân

 

Tứ Bất Tượng là thú cưỡi của Nguyên Thủy Thiên Tôn, là sự kết hợp đặc điểm của bốn loại Thánh Thú. Dân gian còn gọi nó là Kỳ Lân. Trong Tây Du Ký, từ thời Bàn Cổ sơ khai, mọi loài động vật đều nằm dưới sự cai quản của Tứ Bất Tượng.

Hơn nữa, vì ngày ngày đi theo một vị thần có quyền lực lớn như Nguyên Thủy Thiên Tôn, nên chắc chắn Tứ Bất Tượng cũng có một địa vị cao quý. Pháp lực của Tứ Bất Tượng chắc chắn rất lớn, bản lĩnh thực sự của nó sợ rằng còn có thể trấn áp nhiều vị thần tiên khác.

Hạng 2: Cửu Linh Nguyên Thánh

4 than thu "ba dao" trong tay du ky: bat ngo voi vi tri so 1 hinh anh 3

Cửu Linh Nguyên Thánh

 

Chủ nhân của Cửu Linh Nguyên Thánh là Cửu Thiên Cứu Khổ Thiên Tôn, hay còn được gọi là Thái Ất Thiên Tôn, người tạo ra thế giới Đông Phương Cực Lạc. Bản lĩnh của Cửu Linh Nguyên Thánh đã được chứng nhận trong Tây Du Ký, chỉ gầm một tiếng cũng khiến Tôn Ngộ Không phải bỏ chạy, Trấn Nguyên Tử đại tiên cũng phải kiêng nể một phần.

Hạng 1: Tị Thủy Kim Tinh Thú

4 than thu "ba dao" trong tay du ky: bat ngo voi vi tri so 1 hinh anh 4

Tị Thủy Kim Tinh Thú

Tị Thủy Kim Tinh Thú xuất hiện ở kiếp nạn Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký. Nếu để đánh giá xếp hạng, Tị Thủy Kim Tinh Thú thứ hai, không một thần thú nào dám đứng thứ nhất. Thần thú này có dáng vẻ của Kỳ Lân, với miệng rồng, đầu sư tử, vẩy cá, đuôi trâu, vuốt hổ, sừng hươu. Toàn thân màu đỏ nung, có thể cưỡi mây và bơi dưới nước.

 

4 than thu "ba dao" trong tay du ky: bat ngo voi vi tri so 1 hinh anh 5

Tôn Ngộ Không cướp lấy Tị Thủy Kim Tinh Thú trong Tây Du Ký 1986

Tất cả các đặc điểm này đều rất giống với Thần Thú Tổ Long bị mất tích trong trận chiến thời thượng cổ. Tổ Long rất có thể thông qua năng lực của Niết Bàn mà lại xuất hiện dưới hạ giới. Nếu không phải như vậy thì sao có thể khiến được Tôn Ngộ Không yêu thích mà cướp đi từ tay của Ngưu Ma Vương. Với đôi mắt tinh tường của Tôn Ngộ Không, những thú cưỡi bình thường chắc chắn không thể lọt vào mắt thần của Đại Thánh.

Theo Hoa Anh Thịnh/Đời Sống & Pháp Luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm