Những thành phố nằm trên hai châu lục
Sự thật sốc về "tia sáng vũ trụ" làm biến mất thành phố 3.600 năm trước / Có gì bên trong những thành phố cổ xưa nhất thế giới?
Theo số liệu cập nhật tháng 3/2021 của Statista, dân số của Istanbul là 15,19 triệu người. Đây là thành phố đông dân nhất châu Âu. Istanbul được xây dựng năm 657 trước Công nguyên với tên gọi ban đầu là Constantinople. Từ năm 330-1453, Constantinople là thủ đô của Byzantine (Đế quốc Đông La Mã). Sau đó, từ năm 1285-1923, nơi này lại trở thành thủ đô của Ottoman. Ảnh: Destine Holidays.
Suez là thành phố cảng biển ở Ai Cập với dân số hơn 700.000 người. Thành phố này nằm trên rìa của kênh đào Suez và nằm trên biên giới giữa châu Á và châu Phi. Nhờ việc mở kênh đào Suez năm 1869, thành phố này trở thành trung tâm hải quân, thương mại quan trọng. Đây cũng là điểm khởi hành cho những người Hồi giáo hành hương đến thành phố Mecca (Ả Rập Xê Út). Ảnh: Planet of Hotels.
Nga là một trong số ít quốc gia có lãnh thổ trải dài trên hai châu lục. Cụ thể, diện tích của quốc gia này rộng hơn 17,1 triệu km2, 3/4 lãnh thổ nằm ở châu Âu và 1/4 còn lại thuộc châu Á. Nhờ diện tích rộng và trải dài, Nga có đến 11 múi giờ khác nhau và trở thành một trong những quốc gia có nhiều múi giờ nhất thế giới. Ảnh: Association Montessori Internationale.
Theo World Atlas, Nga có hai thành phố nằm trên lục địa Á - Âu là Orenburg và Magnitogorsk. Orenburg được thành lập năm 1735 với vai trò là pháo đài quân sự cho Ural Cossacks, đồng thời là trung tâm giao thương quan trọng giữa châu Âu và Trung Á. Magnitogorsk được xây dựng vào năm 1743. Hiện nay, thành phố này trở thành trung tâm công nghiệp với nhiều nhà máy gang thép đặt ở địa phận châu Á, phần địa phận châu Âu là khu dân cư. Ảnh: Collins Dictionary.
Atyrau là thành phố duy nhất của Kazakhstan nằm trên hai châu lục. Thành phố đặc biệt này được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 với tên gọi ban đầu là Guryev. Đến năm 1992, Guryev được đổi tên thành Atyrau. Hiện nay, đây là nơi sinh sống của hơn 230.000 người dân. Ảnh: Flickr.
Atyrau, Magnitogorsk và Orenburg có điểm chung là đều nằm trên sông Ural, con sông dài thứ ba châu Âu với chiều dài hơn 2,4 km. Ngoại trừ Magnitogorsk, Atyrau và Orenburg từng được đổi tên. Tên cũ của thành phố Atyrau là Guryev, còn Orenburg từng được gọi là Chkalov. Ảnh: Freepik.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Istanbul là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là thành phố duy nhất của quốc gia này trải dài trên lục địa Á - Âu. Theo World Atlas, Istanbul được chia cắt bởi eo biển Bosphorus, vùng biển hẹp nhưng quan trọng bởi nó ngăn cách châu Á với châu Âu. Nhờ vị trí địa lý đặc biệt, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là thành phố liên lục địa và trở thành trung tâm chính trị, thương mại, văn hóa quan trọng. Ảnh: Hürriyet Daily News.