Những thay đổi kinh ngạc bên trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu
Bí ẩn về loài cá không mắt, khiến giới khoa học Mỹ sốt sắng / Bí ẩn hơn 4 tỷ năm của Trái Đất vừa được nhà khoa học Pháp phát hiện
Một đoạn video mô phỏng do Bảo tàng Khoa học và Công nghiệp Chicago (Mỹ) thực hiện đã hé lộ các thay đổi bên trong cơ thể bà bầu suốt 40 tuần mang thai, từ thời điểm thụ thai tới lúc sinh nở, khi các cơ quan nội tạng bị chèn ép, trái tim phải hoạt động vất vả hơn và thai nhi đè nén lên bàng quang, gây ra sự khó chịu.
Trong đó, các thay đổi hoóc môn ở 3 tháng đầu thai kỳ tác động đến hầu hết các cơ quan nội tạng trong cơ thể, khiến nhiều bà bầu phát triển chứng thèm ăn kỳ lạ đối với thực phẩm, nôn mửa và vô cùng mệt mỏi. Vào thời điểm này, thai nhi bắt đầu phát triển, mở màn bằng bộ não, cột sống và tim.
Khi được 4 tuần, phôi mới chỉ dài khoảng 0,6cm, theo trang MedicineNet. Ở tuần thứ 8, phôi bắt đầu phát triển thành bào thai, các cơ quan nội tạng chính bắt đầu phát triển: Tim bắt đầu đập; các tay, chân và các đặc điểm trên khuôn mặt bắt đầu hình thành.
Vào cuối 3 tháng đầu thai kỳ, ở tuần thứ 12, các chuyên gia đã có thể xác định đứa trẻ trong bụng là trai hay gái. Đôi mắt của thai nhi khép chặt, các dây thần kinh và cơ bắt đầu phối hợp với nhau, giúp thai nhi có thể nắm chặt bàn tay.
Sang 3 tháng giữa thai kỳ, diện mạo của bà bầu bắt đầu thay đổi đáng kể với bụng bắt đầu nhô lên rõ thấy, gây đau cũng như các vết rạn da cùng nhiều dấu hiệu thể chất bên ngoài khác.
Ở tuần thai thứ 20, thai nhi hoạt động tích cực hơn và bắt đầu đấm đá. Với chiều dài trung bình khoảng 15cm và cân nặng khoảng 255g, đứa trẻ hiện đã có thể nuốt và lắng nghe.
Chỉ 4 tuần sau đó, thai nhi bắt đầu hình thành các dấu vân tay và mọc tóc. Tuy nhiên, tất cả các bước phát triển đáng kinh ngạc này đã ảnh hưởng nặng nề đến cơ thể người mẹ. Gan của bà bầu bị đẩy lên phía trên và trong bụng không còn nhiều chỗ cho dạ dày của cô. Trái tim của bà bầu cũng bắt đầu làm việc vất vả hơn.
Dẫu vậy, 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm các cơ quan nội tạng của bà bầu thực sự bị chèn ép mạnh. Do thai nhi lớn lên, hai buồng phổi của người mẹ bị bó hẹp và dịch chuyển lên phía trên, trong khi đường ruột phải rời khỏi vị trí thông thường của nó và bàng quang bị đè nén thấy rõ.
Hậu quả là, một số bà bầu bị khó thở và phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, đặc biệt nếu thai nhi trượt xuống thấp hơn trong bụng. Một số bà bầu còn bị ợ nóng, khó ngủ và sưng phồng ở mặt, mắt cá chân và các ngón tay.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi tăng gần 227g/tuần và dịch chuyển đây đó nhiều hơn, với đôi mắt đóng và khép luân phiên. Vào giai đoạn phát triển cuối cùng, ở tuần thứ 37, các cơ quan nội tạng của thai nhi có thể hoạt động độc lập. Và mặc dù không dịch chuyển đây đó nhiều, thai nhi đã choán chỗ của các cơ quan nội tạng của người mẹ.
Tuy nhiên, khi đứa trẻ ra đời, các cơ quan nội tạng của người mẹ sẽ di chuyển về chỗ ban đầu, thoải mái hơn của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ