Khám phá

Những truyền thống lâu đời trong Muay Thái

Những năm gần đây, Muay Thái bị thương mại hóa khá nhiều khi những giải đấu được tổ chức vô tội vạ kèm theo các hình thức bài bạc liên quan, khiến nó trở nên có vẻ thực dụng. Nhưng không thể phủ nhận những giá trị truyền thống tốt đẹp của môn võ này, vẫn còn đó những nghi thức mang đậm tính tâm linh nhằm xây dựng sức mạnh tinh thần cho võ sĩ.

Vén màn về những võ công bí mật của Thiếu Lâm / Sự thật gây 'sốc' về võ công của Lữ Bố

Nghi thức Wai Khru

Âm nhạc là một phần cơ bản của Muay Thái. Trên thực tế, những gì ban đầu chỉ là một môn thể thao chiến đấu đã phát triển thành một thứ thực sự theo chiều hướng nghệ thuật. Âm nhạc (đượcgọilà Sarama) được phát trong những nghi thức cầu nguyện trước trận đấu (Wai Khru) và kết hợp với vũ đạotruyền thống (Ram Muay) nhằm mục đích để cho các võ sĩ thể hiện sự tôn trọng. Một trong những đức tính đáng quý của người Thái là những tôn ti trật tự, qua đó thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người.

Wai Kru – nghi thức thành kính của các võ sĩ Muay Thái

Wai Khru, một hành động thể hiện sự tôn kính đối với người thầy và nhà tổ chức trận đấu, là một phần trong việc đào tạo Muay Thái, bao gồm các loại nghi lễ như sau:

1. Nghi lễ Keun Khru

Khi một võ sĩ muốn được nhận làm học sinh và dạy dỗ bởi một người thầy nào đó, bản thân người thầy cũng đồng ý dạy dỗ anh ta thì anh này sẽ mang theo vài vật dụng cá nhân của mình đến một buổi lễ. Buổi lễ này sẽ được tổ chức trướctượngđức Phật (Phật giáo được xem là quốc giáo của Thái Lan), tại đây người học sinh sẽ đọc lời thề nguyện trung thành với thầy mình. Vào thời xưa, họ còn phải làm chạy việc cho thầy khá lâu trước khi bắt đầu học Muay, bởi với khoảng thời gian đó người thầy sẽ tìm tòi được sự đáng tin, thành thật và khả năng của người học, sau đóquyết định có dạy họ hay không.

2. Nghi lễ Kronb Khru

 

Sau khi kết thúc việc đào tạo với thầy mình, học sinh thường sẽ đi theo 1 trong 2 con đường, hoặc sẽ tiếp tục truyền lại kiến ​​thức và kỹ năng của mình cho các võ sĩ đời sau, hoặc sẵn sàng lên sàn thi đấu. Trong buổi lễ, tạm gọi là bế giảng, anh sẽ được thầy mình tặng Mongkon truyền thống, như một lời thừa nhận đối với khả năng của võ sĩ. Buổi lễ trao Mongkon này thường được tiến hành trước buổi trưa thứ Nămtại nhàngười thầyhoặc tại đền chùa.

3. Nghi lễ WaiKhru hàng năm

Nghi lễ Wai Khru hàng nămlà một truyền thống cổ xưa. Các võ sĩ cầu nguyện cho những người thầy trước đây và hiện tại của họ bởi vì nếu không có công lao dạy dỗ đó, họ không thể học được những gì họ biết hiện tại cũng như các nguyên tắc sống quan trọng. Hai điều nàymang đến chonhững tay đấmsức mạnh để hoàn thành công việc của mình. Thứ Năm luôn là ngày được chọn tổ chức Wai Khru hàng năm bởi đó là “ngày nhà giáo”.

Vào thời cổ đại, khi Muay Thái còn đậm chất tâm linhvà mê tín, người ta xem Wai Khru như một cách để đến gần hơn với các vị thần và nhận được phước lành của họ trên đấu trường cũng như trên chiến trường.

 

Mongkon và Prajioud

Người Thái đa số đều, hoặc đã từng, rất mê tín và luôn cố gắng phước lành từ những “sức mạnh linh thiêng”thông qua nhiều thứ, dễ thấy nhất làquần áo. Các chiến binh sẽ được tặng bùa hộ mệnh và xăm mình, như một loại “khiên chắn” để tránh bị thương. Những yếu tố tâm linh này cũng là một trong những lý do khiến Muay Thái trở nên thần bí.

Mongkon bảo vệ phần nhạy cảm nhất trên cơ thể con người: đầu. Nó là mộtdảivải mềm, chặt và bền, chứa các chữ cái và biểu tượng thiêng liêng, được cuộnlạinhư dây thừng và may bằng chỉ, sau đó sẽ được bọc thêm một lớp vải thứ hai và cuối cùng nối với nhau bằng chỉ dệt để tạo hình một cái “đuôi”. Đôi khiMongkon sẽ được cầu phúc trong chùa trước khi người thầy mang đến đội lên cho võ sĩvà trước mỗi trận đấu,người thầy sẽ tháoMongkon xuống cho võ sĩ.

Mongkon

Prajioud là một chiếc vòng đeo tay, theo truyền thống đồ vật này sẽ được các giáo viên chế tạo và mang vào chùa cầu phúc rồi tặng cho học sinh của mình, võ sĩ đeoPrajioud quanh một hoặc cả hai bắp tay lúc thi đấu.

 

Prajioud

Sak Yant (hình xăm)

Theo truyền thống, những hình xăm này phải được thực hiện bởi một nhà sư Phật giáo bằng kim tre để mang lại sự bảo vệ và may mắn cho võ sĩ. Tuy nhiên, do sự gia tăng mạnh mẽ của du lịch ở Thái Lan, những du khách cũng thích thú với những kiểu hình xăm như thế còn những nhà sư thì không thể xăm được cho họ. Vì thế, ngày càng có nhiều người được thực hiện những hình xăm này bởi các nghệ sĩ xămthông thường.

Một nhà sư đang thực hiện hình xăm cho võ sĩ Muay Thái

Kết

Những truyền thống cổ xưa thấm nhuần trong môn võ Muay Thái ngày nay dù đã bị mai một phần nào nhưng những giá trị cốt lõi để dạy người võ sĩ phải biết tôn trọng và chân thành thì vẫn còn mãi ở đó, luôn được tuân theo và học tập qua nhiều đời võ sinh. Muay Thái không chỉ là một môn võ, không chỉ là một công cụ mưu sinh của nhiều người dân Thái Lan, mà còn là một phong cách sống, một nét đẹp truyền thống được vun đắp nên theo chiều dài lịch sử của quốc gia Đông Nam Á này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm