Khám phá

Những tục lệ đón năm mới nổi tiếng trên thế giới

Dù đón năm mới theo lịch dương hay âm, người dân trên khắp thế giới cũng có những cách để xua đuổi điều xui, chào đón may mắn.

7 quả cầu lạ tiết lộ về sự sống Trái Đất nửa tỉ năm trước / Lộ diện quái vật răng kiếm lâu đời hơn cả khủng long

Nhật Bản: Rung hồi chuông dài 108 lần đón năm mới
Ở Nhật Bản, khi chuẩn bị bước sang năm mới, tại các đền, chùa Phật giáo sẽ rung 108 hồi chuông liên tiếp. Người dân nước này quan niệm hồi chuông đó sẽ giúp thanh lọc tâm hồn con người để chờ đón một năm mới an nhiên. Bên cạnh đó sẽ giúp họ từ bỏ 108 thói hư tật xấu trong năm cũ của mình. Ảnh: Sharing Kyoto.

Ở Nhật Bản, khi chuẩn bị bước sang năm mới, tại các đền, chùa Phật giáo sẽ rung 108 hồi chuông liên tiếp. Người dân nước này quan niệm hồi chuông đó sẽ giúp thanh lọc tâm hồn con người để chờ đón một năm mới an nhiên. Bên cạnh đó sẽ giúp họ từ bỏ 108 thói hư tật xấu trong năm cũ của mình. Ảnh: Sharing Kyoto.

Hungary: đốt hình nộm
Hình nộm ở Hungary được người dân gọi là vật tế thần mang tên "Jack Straw". Đến giao thừa người dân chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm này như đốt hết những điều xấu xa và xui xẻo của năm cũ, chào đón may mắn đến trong năm mới. Ảnh: Expat.

Hình nộm ở Hungary được người dân gọi là vật tế thần mang tên "Jack Straw". Đến giao thừa người dân chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm này như đốt hết những điều xấu xa và xui xẻo của năm cũ, chào đón may mắn đến trong năm mới. Ảnh: Expat.

Hàn Quốc: Tắm trước đêm giao thừa
Trước đêm giao thừa, người Hàn Quốc thường có tục tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, họ sẽ mặc hanbok và thực hiện các nghi lễ khác như đốt các thanh tre để xua đuổi tà ma. Người Nhật quan niệm tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đặc biệt, vào giao thừa, các thành viên trong gia đình đều phải thức, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau đầu tóc và lông mi sẽ bị bạc trắng và kém minh mẫn. Ảnh: Korea.

Trước đêm giao thừa, người Hàn Quốc thường có tục tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, họ sẽ mặc hanbok và thực hiện các nghi lễ khác như đốt các thanh tre để xua đuổi tà ma. Người Nhật quan niệm tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đặc biệt, vào giao thừa, các thành viên trong gia đình đều phải thức, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau đầu tóc và lông mi sẽ bị bạc trắng và kém minh mẫn. Ảnh: Korea.

Hà Lan: đốt cây thông noel
Để chào đón năm mới với nhiều nguyện ước, người dân Hà Lan thường đốt cây thông Noel trên đường để làm tín hiệu và đốt pháo hoa. Ảnh: Laughingsquid.

Để chào đón năm mới với nhiều nguyện ước, người dân Hà Lan thường đốt cây thông Noel trên đường để làm tín hiệu và đốt pháo hoa. Ảnh: Laughingsquid.

Thổ Nhĩ Kỳ: Mặc nội y đỏ
Vào những thời khắc đón chào năm mới, người dân Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn đồ lót có màu đỏ rực rỡ để mặc. Theo họ, đồ lót đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc. Ảnh: Galla Seelenfluegel.

Vào những thời khắc đón chào năm mới, người dân Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn đồ lót có màu đỏ rực rỡ để mặc. Theo họ, đồ lót đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc. Ảnh: Galla Seelenfluegel.

Tây Ban Nha: ăn 12 quả nho vào lúc giao thừa
Người Tây Ban Nha quan niệm 12 trái nho ăn trong 12 giây trước khi đồng hồ điểm 12h đêm giao thừa tượng trưng cho mỗi tháng trong năm. Nếu ai ăn kịp 12 trái nho trước khi đồng hồ điểm xong người đó sẽ có một năm mới hạnh phúc và may mắn. Ảnh: NPR.

Người Tây Ban Nha quan niệm 12 trái nho ăn trong 12 giây trước khi đồng hồ điểm 12h đêm giao thừa tượng trưng cho mỗi tháng trong năm. Nếu ai ăn kịp 12 trái nho trước khi đồng hồ điểm xong người đó sẽ có một năm mới hạnh phúc và may mắn. Ảnh: NPR.

 

Đan Mạch: đập bể đĩa
Người Đan Mạch quan niệm vào sáng mùng một đầu năm nhà ai có càng nhiều đĩa bể trước nhà thì năm đó sẽ càng hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên tục lệ này hiện nay ít còn được thực hiện. Ảnh: FirstCry Parenting.

Người Đan Mạch quan niệm vào sáng mùng một đầu năm nhà ai có càng nhiều đĩa bể trước nhà thì năm đó sẽ càng hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên tục lệ này hiện nay ít còn được thực hiện. Ảnh: FirstCry Parenting.

Thái Lan: nằm trong quan tài giả chết
Nghi thức này được thực hiện ở tại các đền chùa Phật giáo, theo đó, người dân Thái Lan thường nằm trong các quan tài, giả chết và cầu nguyện. Mục đích của việc làm này là nhằm gột bỏ sự xui xẻo trong năm cũ và cầu nguyện những thứ tốt đẹp hơn trong năm mới. Ảnh: The Globe and Mail.

Nghi thức này được thực hiện ở tại các đền chùa Phật giáo, theo đó, người dân Thái Lan thường nằm trong các quan tài, giả chết và cầu nguyện. Mục đích của việc làm này là nhằm gột bỏ sự xui xẻo trong năm cũ và cầu nguyện những thứ tốt đẹp hơn trong năm mới. Ảnh: The Globe and Mail.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm