Những vụ tai nạn chết chóc liên quan tới “chất nổ phân bón” Amoni Nitrat
Hình ảnh khủng khiếp vụ nổ kho bom Mỹ ở Đà Nẵng 1969 / Những vụ nổ súng chết người ở căn cứ quân sự Mỹ
Khoảng 2.750 tấn amoni nitrat phát nổ ở cảng Beirut của Lebanon ngày 4/8 đã khiến ít nhất 78 người thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương.
Chính quyền thủ đô Beirut cho biết, một nửa số tòa nhà của thành phố này bị hư hại, các bệnh viện bị quá tải do số người bị thương khá lớn, trong khi con số thương vong có thể còn tiếp tục tăng.
Ảnh: The Ringer. |
Theo Thủ tướng Lebanon, lượng anomi nitrat phát nổ ngày 4/8 đã được lưu kho 6 năm mà không có các biện pháp đề phòng phù hợp.
Hóa chất anomi nitrat, hay NH4-NO3, là một hợp chất hóa học có khả năng gây nổ cao, thường được sử dụng làm phân bón nông nghiệp cũng như sản xuất chất nổ. Anomi nitrat còn được gọi là “chất nổ phân bón”.
Một vụ nổ xảy ra khi amoni nitrat tiếp xúc với nguồn lửa, hoặc do va chạm trong quá trính vận chuyển. Nếu lưu trữ với lượng lớn, hóa chất này có thể dẫn tới một thảm họa khủng khiếp với nhiều thương vong.
Trong quá khứ, đã từng có những vụ việc “chết chóc” liên quan tới “chất nổ phân bón” amoni nitrat này.
Thảm họa Ryongchon năm 2004 ở Triều Tiên
Những toa tàu chở phân bón nitơ, như amoni nitrat, cũng như các két chứa nhiên liệu lỏng phát nổ ở nhà ga Ryongchon của Triều Tiên cuối tháng 4/2004.
Vụ nổ khiến ít nhất 162 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương, phá hủy nhiều tòa nhà gần đó, đồng thời đẩy hàng nghìn người vào cảnh không có nhà ở.
Trở lại năm 2004, một số hãng truyền thông còn cho rằng vụ nổ Ryongchon là một “âm mưu ám sát” nhằm vào nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Kim Jong-in, do đoàn tàu của ông được cho là sẽ đi qua nhà ga này trong ngày hôm đó.
Thảm họa Texas 1947
Tai nạn công nghiệp chết chóc nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra ở Vịnh Galveston ở cảng thành phố Texas ngày 16/4/1947. Sự việc bắt đầu sau khi ai đó vô tình ném điếu xì gà trên con tàu SSGrandcamp (đăng ký tại) chở 2.300 tấn amoni nitrat.
Vụ nổ ở Grandcamp gây ra chuỗi phản ứng trên các con tàu khác neo đậu tại cảng và ở các nhà máy lọc dầu gần đó. Hậu quả là ít nhất 581 người chết và gần 3.500 người bị thương.
Vụ nổ cũng gây ảnh hưởng tới 2 chiếc máy bay trên bầu trời và có thể làm rung chuyển khu dân cư ở Galveston cách đó 16km.
Vụ nổ ở Oppau, Đức năm 1921
Ngày 21/9/1921, một silo tháp lưu trữ khoảng 450 tấn phân bón amoni sunfat và amoni nitrat phát nổ ở một nhà máy BASF ở Oppau, khiến khoảng 500-600 người thiệt mạng và khoảng 2.000 người khác bị thương.
Vụ nổ đã tạo ra một miệng hố lớn tại nơi xảy ra vụ việc và có thể cảm nhận từ Frankfurt cách xa hàng chục km.
Trước vụ nổ năm 1921, nhà máy đã sử dụng thành công hỗ hợp amoni sunfat và amoni nitrat tỷ lệ 50:50 hơn 20.000 lần, nhưng vào đúng hôm xảy ra vụ nổ, tỷ lệ hỗn hợp này này dường như đã thay đổi.
Vụ nổ Great Kent ở Anh năm 1916
Ngày 2/4/1916, một vụ nổ lớn xảy ra ở một nhà máy gần Faversham, nước Anh, sau khi một cửa hàng gần đó với 25 tấn TNT và 700 tấn amoni nitrat bắt lửa và phát nổ.
Vụ việc khiến 115 người thiệt mạng, trong khi có 7 thi thể không bao giờ được tìm thấy.
Vụ nổ có thể cảm nhận tại Norwich, cách Faversham 244km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được